Tu nghiệp sinh tại Nhật: Muốn quay trở lại du học phải làm thế nào?

Có thểbạn thích

Tu nghiệp sinh tại Nhật: Muốn quay trở lại du học phải làm thế nào?

360 Nhật Bản gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đếnTu nghiệp sinh tại Nhật: Muốn quay trở lại du học phải làm thế nào? góp phần hỗ trợ thêm kiến thức cho các bạn trước khi có ý định học tiếng Nhật,Du học Nhật Bản hay du lịch tại Nhật

Được trở lại Nhật để du học hay làm việc là mong mỏi của không ít các bạn thực tập sinh sau khi về nước. Tuy nhiên, sau khi về nước bao lâu thì được quay trở lại, và khi làm hồ sơ xin visa lần sau cần chú ý những điểm gì, thì không phải bạn nào cũng biết. Để giải đáp thắc mắc này, bọn mình có nhờ anh Thanh Bạch- trưởng phòng tuyển sinh của trung tâm du học GotoJapan giải đáp. Xin được tóm tắt phần trả lời của anh Bạch trong bài viết dưới đây.

Điều kiện cần thiết để quay trở lại Nhật du học

Tu nghiệp sinh (thưc tập sinh kỹ năng – từ sau viết tắt là TNS) vốn là những người được cử đi hợp tác lao động để học hỏi kĩ thuật, sau đó phải sử dụng những kĩ thuật đó để phục vụ tại Việt Nam. Vì thế, về mặt lý thuyết, các bạn TNS sau khi đi tu nghiệp xong phải về nước làm một công việc liên quan đến ngành đã tu nghiệp ở Nhật thì mới coi như chính thức hoàn thành xong chương trình tu nghiệp. Do đó,các bạn đã từng là tu nghiệp sinh muốn đi du học thì cần có những điều kiện chung như dưới đây.

Về thời gian

Các bạn TNS muốn quay lại Nhật chỉ quay lại được Nhật du học sau khi đã về nước được trên 1 năm tính từ thời điểm về nước đến thời điểm bắt đầu làm hồ sơ du học. Tuy vậy, trên thực tế vẫn có các trường hợp từ 6 tháng trở lên vẫn đươc các trung tâm du học nhận làm hồ sơ, nhưng rất hiếm trường tại Nhật nhận các TNS này, đặc biệt là các trường tại những thành phố lớn, tập trung đông du học sinh (nên cục xuất nhập cảnh thường xét rất nghiêm như Osaka, Tokyo,..).

Về giấy tờ

Sau khi về nước phải có ⓵giấy xác nhận đã đi làm việc cho một công ty cùng ngành đã tu nghiệp tại Nhật ② bản kết thúc hợp đồng lao động với công ty cũ kèm giải trình rõ lý do sao không tiếp tục làm ở công ty đó.

Lý do cần giấy này là vì nó giúp chứng minh bạn đã hoàn thành chương trình tu nghiệp theo đúng chu trình: Làm việc tại Nhật -> Về nước -> Làm việc tại Việt Nam = Hoàn thành chương trình tu nghiệp.

Về năng lực tiếng Nhật

Để chứng minh là mình thật sự muốn đi du học, bạn cần có bằng tiếng Nhật ít nhất từ N4 trở lên, nếu có N3 thì khả năng đỗ visa sẽ cao hơn. Với các bạn đi tu nghiệp 1 năm thì chỉ cần tầm N4 là ổn, còn những bạn đã đi 3 năm thì nên có N3. Chứng chỉ tiếng Nhật có thể là JLPT hoặc NATTEST đều được.

Lưu ý về hồ sơ khi xin visa lần 2

Vì là xin visa lần 2, nên việc đảm bảo tính thống nhất giữa hồ sơ xin visa lần 1 và lần 2 là yếu tố tiên quyết đảm bảo cho việc bạn sẽ không bị đánh trượt khi xin visa. Tuy vậy, do hầu hết các bạn TNS khi làm hồ sơ đi tu nghiệp do nóng lòng muốn đi cho nhanh, hoặc phó mặc hoàn toàn cho công ty môi giới, nên dẫn tới việc hồ sơ bị khai lệch với thực tế, dẫn đến nhiều rắc rối cho lần xin visa thứ 2.

Hồ sơ không khớp do đâu?

Nhiều công ty làm hồ sơ tu nghiệp sinh thường “chế biến” thêm về quá trình làm công nhân, lao động tại các công ty liên quan chuyên ngành tu nghiệp mà bản thân các bạn ko biết đó tên công ty là gì, ở đâu…Thậm chí, để dễ xin visa đi tu nghiệp, nhiều công ty xuất khẩu lao động còn cắt bớt thời gian đi học đại học, cao đẳng, trung cấp của các bạn.

Hồ sơ có ghi quá trình học tập và làm việc không đúng thực tế này của các bạn sẽ lưu trên hệ thống thông tin của cục xuất nhập cảnh và sẽ bị đối chiếu lại nếu bạn xin visa cho các lần sau. Ví dụ, bạn đang học đại học năm 2, năm 3, thậm chí tốt nghiệp rồi mới đi tu nghiệp, nhưng công ty XKLD chỉ khai bạn tốt nghiệp cấp 3, thì đối với cục XNC, bạn sẽ bị coi là một người chỉ tốt nghiệp cấp 3. Nếu bạn khai trong hồ sơ du học là tốt nghiệp đại học, thì nhiều khả năng sẽ bị đánh trượt vì đã…khai không đúng.

Cách giải quyết

Bạn có thể giải trình về sự nhầm lẫn, sai sót của công ty gửi bạn đi tu nghiệp, có xác nhận của công ty đó nếu cảm thấy…tiếc cho tấm bằng đại học của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có công ty nào làm việc đó.

Nếu ko có giải trình đó, chắc chắn hồ sơ của bạn cần khai theo hồ sơ đã nộp khi đi tu nghiệp. Còn bằng cấp của bạn không có giá trị gì cả (trừ bằng cấp 3 đã nêu trong hồ sơ đi tu nghiệp). Đừng dại dột khai thêm với cục xnc về bằng đại học, cao đẳng đó, vì họ sẽ thấy bạn đã lừa dối.

Rất nhiều bạn bị rớt Visa du học bởi vì hồ sơ Du học khác với hồ sơ lúc tu nghiệp, bạn nên đặc biệt lưu ý điều này.

Như vậy nếu bạn muốn quay lại Nhật để tham gia chương trình du học thì trước tiên bạn cần trở về nước sau khi kết quá trình tu nghiệp. Sau khoảng 1 hay 2 năm (khoảng thời gian đủ để có thể nói rằng bạn đã sử dụng những kiến thức đã học tại Nhật vào công việc nào đó trong nước), lúc đó bạn làm hồ sơ đi du học sẽ dễ dàng xin được Visa hơn.

Nguồn:tomonivi

Có thể bạn chưa biết

Bài tiếp theo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *