X
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !

Hướng dẫn viết giới thiệu bản thân 自己PR khi đi xin việc ở Nhật

Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !

Hướng dẫn viết giới thiệu bản thân 自己PR

Ngoài các thông tin về học vấn và kinh nghiệm làm việc là những thông tin mang tính khách quan, tường thuật lại sự vật sự việc mà bạn đã trải qua, thì trong CV có 2 phần là 志望動機 (lý do ứng tuyển)自己PR (Giới thiệu về năng lực của bản thân) là thể hiện được rõ cá tính, con người, nhiệt huyết với công việc của bạn nhất. Và đương nhiên các nhà ứng tuyển sẽ soi rất kỹ phần này của bạn rồi! Để ý hết sức cho mình nhé!
 Phần 志望動機 (lý do ứng tuyển) thì đương nhiên tùy vào từng công ty sẽ khác nhau, điều này ai cũng biết, nhưng thực tế phần PR cũng cần những điều chỉnh linh hoạt nhất định.Hướng dẫn viết giới thiệu bản thân 自己PR
Các bạn hãy đọc nội dung lần này để biết được những lưu ý khi viết 自己PR và sau đó tự hoàn thiện bài自己PR của bản thân mình một các tốt nhất nhé!

Bình tĩnh trong mọi tình huống

1. Nhà tuyển dụng xem gì ở phần PR của bạn?

Bạn có năng lực, điểm mạnh mà họ đang cần không?

 Tùy từng công ty mà những điểm mạnh bạn có thể phát huy được trong công việc là khác nhau. Vì thế, trước khi list ra những điểm mình muốn PR, hãy xem, đó có phải là điểm họ kì vọng ở bạn không.

Related Post

Bởi vì, nhà tuyển dụng xem phần PR này của bạn với mục đích chính là để xét xem bạn có năng lực, sở trường mà họ đang tìm kiếm không.Hướng dẫn viết giới thiệu bản thân 自己PR

POINT:
・ Xác định điểm mà DN kì vọng ở ứng viên
・ Thay đổi linh hoạt điểm PR theo từng doanh nghiệp.

Thay đổi linh hoạt điểm PR theo từng doanh nghiệp.

2. Đưa ra kết luận ngày từ đầu

Để tránh tình trạng người đọc (nhà tuyển dụng) cảm thấy nhàm chán hoặc thậm chí nội dung của bạn không được truyền tải hết, hãy list ra luôn những điểm bạn muốn PR trước khi đi vào câu chuyện cụ thể và viết theo lối diễn dịch.Hướng dẫn viết giới thiệu bản thân 自己PR

私の長所は〜です
(Điểm mạnh của tôi là…)
現状を分析して、解決策を出す力に自信があります
 (Tôi rất tự tin về khả năng phân tích tình hình để đưa ra hướng giải quyết của mình)

→ Trình bày kiểu diễn dịch này sẽ giúp người đọc hiểu được hơn điều bạn định trình bày.

Lưu ý:
 Lỗi thường gặp khi viết phần này là giới thiệu lan man dài dòng 1 hồi về những gì mình đã làm rồi mới đưa ra kết luận là vì thế mình có điểm mạnh này, điểm mạnh kia.

3. Nghĩ ra Catch Copy cho phần PR

Catch copy là chỉ những cụm từ được dùng với mục đích mang tính chất quảng cáo, tuyên truyền cho một sản phẩm, thương hiệu nào đó. Còn catch copy trong 自己PR dùng trong hồ sơ xin việc hoặc Entry sheet là để chỉ cụm từ miêu tả bản thân với mục đích thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Thông thường, khi đọc một bộ hồ sơ xin việc, nhà tuyển dụng thường chỉ đọc kỹ nội dung của 1~2 câu đầu tiên, do đó bạn phải tìm cách PR bản thân, lôi kéo được sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng một cụm catch copy ngắn gọn, súc tích nhưng phải thật ấn tượng.Hướng dẫn viết giới thiệu bản thân 自己PR

Một điều phải đặc biệt lưu ý khi viết phần 自己PR, đó là không được viết những câu chung chung có thể thấy ở bất cứ bản PR nào như :

× 「私は協調性があります」 、「チームワークが得意です

Tôi có khả năng làm việc nhóm, tôi có khả năng dung hòa tốt,…

Thay vào đó, hãy viết:

私は糊のような人間です。どれだけバラバラのチームでも間に入り、人同士をまとめられます

Tôi như một chất kết dính vậy. Dù team đó có rời rạc đến đâu, tôi đều có thể kết nối lại mọi người được với nhau.
Nghĩ ra Catch Copy cho phần PR

4. PR một cách có căn cứ

Khi viết 自己PR, bạn phải nhớ một điều “viết một cách có căn cứ và thật cụ thể”. Tại sao lại phải viết có căn cứ và đưa ra ví dụ cụ thể? Bạn hãy đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng

・Thế nào là có căn cứ?
Là hãy đính kèm theo một câu chuyện để minh họa cho nó để đem lại tính chân thực của cái mà bạn đang PR

・Vậy cần phải viết cụ thể thế nào?
Là hãy viết để một người không biết gì về bạn, chỉ cần đọc câu chuyện đó, là hình dung được rõ những hành động, những suy nghĩ của bạn trước một vấn đề.

Ví dụ NG 1 (NG: No Good ):
▼Đây là một đoạn PR lỗi điển hình:

×私はリーダーシップに自信がある。リーダーシップに重要なのは、人を引っ張る力だけでなく、人を支える力だと考えている。学生時代には、テニスサークルの 幹事長となり、メンバーの意見を上手く吸い取り、みなが納得するサークル運営を心がけてきた。このリーダーシップを活かして、社会に出た後の活躍していきたと考えている。

Tôi rất tự tin ở khả năng lãnh đạo của mình. Lãnh đạo giỏi không chỉ cần khả năng hướng mọi người theo mình, mà còn ở khả năng nâng đỡ người khác. Thời SV, tôi là chủ tịch CLB tennis,tôi rất giỏi lắng nghe ý kiến của mọi người để có thể điều hành câu lạc bọ tốt nhất, làm tất cả đều hài lòng. Tôi nghĩ tôi có thẻ phát huy khả năng này trong công việc.Hướng dẫn viết giới thiệu bản thân 自己PR

→ Lỗi ở đây là vì sao?
・ Vì nó không đủ dẫn chứng để người mới gặp tin được vào điều bạn đang PR
・ Nhiều từ trưu tượng, chủ quan như :上手く吸い取り, みなが納得する
・ Cần viết cụ thể hơn về cách bạn đã làm để thu thập ý kiến của mọi người
・ Hoặc minh họa cụ thể cho việc mọi người đã hài lòng như thế nào?

Ví dụ NG 2:
Đây là 1 ví dụ PR lỗi điển hình thường thấy khác

×周りをまとめる力に自信がある。その力を最も発揮したのが、サークル合宿の運営だ。方針Aと方針Bで対立し、チームがバラバラになりかけたが、メンバーが一丸となり、深夜まで議論し、納得のいく方針をつくりだせた。結果、合宿は成功した。

Tôi tự tin vào khả năng kết nối mọi người của mình. Khả năng đó phát huy rõ nhất trong việc điều hành buổi họp nhóm của CLB. Khi đó, 2 nhóm theo phương án A và B đối chọi nhau, nhóm rơi vào tình trạng rã đám. Nhưng sau đó (tôi đã kết nối) để cả nhóm đồng lòng ngồi thảo luận tới đêm tìm ra phương án tốt nhất. Kết quả là buổi họp thành công tốt đẹp.

Nhìn qua thì ví dụ trên có vẻ kể rất chi tiết, nhưng đấy chỉ là đối với những người trong câu lạc bộ của bạn. Còn một người ko biết gì sẽ chẳng hình dung ra được gì cụ thể. Người đọc không thấy được bạn đã làm gì để cả nhóm đồng lòng, (bạn đã dẫn dắt thế nào) để mọi người thảo luận hiệu quả….Hướng dẫn viết giới thiệu bản thân 自己PR

Hãy viết đủ cụ thể để người đọc có thể thấy!

Ví dụ phía trên nên viết lại như sau:

合宿の運営の方針を上手くまとめるためには、皆の意見を吸い出す必要があった。ただ、議論をする中で「声の大きい人」の意見ばかりが通っていることに気づ いた。そこで、「声の大きい人」を抜いて、どう思っているかをヒアリングする場をつくり、全員の本当の意見を吸い出した。

Để tổng hợp được tốt nhất những phương án về việc điều hành buổi họp nhóm, thì việc thu thập ý kiến của mọi người là rất cần thiết. Nhưng tôi nhận thấy là trong quá trình thảo luận, chỉ ý kiến của những ai nói to là được thông qua. Vì thế, tôi đã sắp xếp một buổi để lắng nghe ý kiến của những người khác mà không có sự tham gia của những bạn hay nói to này. Nhờ vậy mà tôi thu thập được hết ý kiến của mọi người.

Như vậy, người đọc sẽ biết được cụ thể cách bạn đã làm, để giải quyết vấn đề không tổng hợp được hết ý kiến của mọi người trong buổi họp, và kết quả cụ thể đạt được

Hướng đến cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất

5. Cấu trúc của một đoạn PR

Khi viết 自己PR, hãy đảm bảo nội dung bạn viết bao gồm các phần sau đây:

✔ Điểm mạnh là gì? Điểm mạnh đó phát huy rõ nhất khi nào?

・Tôi tự tin vào khả năng kết nối mọi người của mình.
・Khả năng đó phát huy rõ nhất trong việc điều hành buổi họp nhóm của CLB.

✔ Khi đó xảy ra vấn đề gì?

・Để tổng hợp được tốt nhất những phương án về việc điều hành buổi họp nhóm, thì việc thu thập ý kiến của mọi người là rất cần thiết. Nhưng tôi nhận thấy là trong quá trình thảo luận, chỉ ý kiến của những ai nói to là được thông qua.Hướng dẫn viết giới thiệu bản thân 自己PR

✔ Tôi đã chọn cách giải quyết nào?

・Vì thế, tôi đã sắp xếp một buổi để lắng nghe ý kiến của những người khác mà không có sự tham gia của những bạn hay nói to này.

✔ Và đã đạt được kết quả như thế nào?

・Nhờ vậy mà tôi thu thập được hết ý kiến của mọi người.

Hãy nhớ, điều nhà tuyển dụng muốn thấy qua 1 điểm mạnh mà bạn PR là năng lực tạo ra kết quả. Vì thế, khi trình bày, hãy luôn lưu ý đi theo mạch: “Tôi đã tận dụng thế mạnh đó, để giải quyết vấn đề gì, và đạt được kết quả như thế nào”.Hướng dẫn viết giới thiệu bản thân 自己PR

Tùy vào độ dài cho phép của đoạn PR, bạn có thể đi vào chi tiết hơn ở từng phần (Ví dụ: viết kĩ hơn về lý do tại sao bạn chọn cách giải quyết như vậy,…)Hướng dẫn viết giới thiệu bản thân 自己PR

6. Ví dụ hoàn chỉnh cho phần 自己PR

Các bạn hãy tham khảo ví dụ bên dưới để xem cách viết phần 自己PR như thế nào cho hiệu quả nhé!

担当事業は価格的には、競合よりも圧倒的に安いという強みがあったにも関わらず、なぜか売上が伸びていない状況でした。問題の原因を特定するため、顧客が注文をする際に利用するサイトのアクセスデータを解析し、「顧客がどの情報を見ているか?」を分析しました。

 結果、ウェブサイトのデザインのせいで、顧客は、事業のウリである価格情報のページにたどり着いていないことがわかりました。

 そこで、私は事業の強みである安さが顧客に伝わり易くなるよう、価格の安さを前面に押し出したウェブサイトにデザインを変更しました。結果、本来の強みが伝わるようになり、サイトを訪れた顧客が契約をする確率が4倍以上になり、上記の成果を達成することができました。
御社のビジネスコンサルタント職では、顧客の問題を分析し、その解決策を提供する力が問われるので、私の長所を活かせると考えております。

Điểm mạnh của tôi là ở khả năng phân tích vấn đề. Tôi rất tự tin vào khả năng phân tích nguyên nhân của vấn đề, dựa vào đó suy nghĩ và đưa ra phương án cải thiện tình hình của mình. Năng lực đó phát huy rõ nhất khi tôi thực tập tại một IT venture. Tôi phụ trách một website chuyên hỗ trợ khách hàng, và khi đó tôi đã giúp nâng doanh thu từ 80 vạn yên lên 330 vạn yên.Hướng dẫn viết giới thiệu bản thân 自己PR

Khi đó, dù giá của bên tôi rẻ hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh, nhưng doanh thu vẫn hầu như không tăng. Để xác định nguyên nhân, mỗi khi có order của khách, là tôi lại phân tích access của site mà họ dùng, để nắm được xem khách hàng xem những thông tin gì.

Kết quả là, do phần thiết kế của site, mà khách hàng hầu như không xem đến các trang có thông tin giá cả, vốn là thế mạnh của bên tôi. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã thay đổi thiết kết site để PR được về lợi thế giá cả của công ty tôi, bằng cách đưa phần giá ra ngoài. Kết quả là, lợi thế giá cả của bên tôi truyền tải được đến người xem, và tỉ lệ kí hợp đồng của những khách ghé site tăng lên 4 lần, nhờ vậy đạt được kết quả trên.Tôi tin rằng, tôi có thể phát huy điểm mạnh này của mình trong công việc đòi hỏi năng lực phân tích và giải quyết vấn đề giống như công việc tư vấn kinh doanh tại quý công ty.

 

Chúc bạn sẽ có một bài giới thiệu bản thân 自己PR thật hay và thật ý nghĩa.

 

Theo MPKEN

Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !
Có thể bạn thích
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !