X
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !

Món ăn truyền thống theo các sự kiện trong năm tại Nhật Bản

Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !

Món ăn truyền thống theo các sự kiện trong năm tại Nhật Bản

360 Nhật Bản xin đưa ra thông tin liên quan đến Món ăn truyền thống tại Nhật Bản

Related Post

   Hằng năm, ở Nhật Bản diễn ra nhiều sự kiện – nghi thức truyền thống và ứng với từng sự kiện, từng nghi thức là những món ăn truyền thống đặc trưng không thể thiếu được. Những món ăn đó mang những ý nghĩa riêng, thay cho lời cầu nguyện mà người xưa đã chế biến và được lưu giữ đến ngày nay.

+ Tháng 1:
1/1 – Ngày đầu năm mới

OSECHI – © Taichiro Ueki / CC BY
Hỗn hợp nhiều món ăn, mỗi loại mang một ý nghĩa tốt đẹp về sức khỏe – thịnh vượng.
OZONI – © Wikimedia Commons/yoppy
Canh soup kèm bánh gạo – một năm được nhiều bội thu và sự phồn vinh

7/1 – 人日の節句 (Jinjitsu no sekku)

NANAKUSA GAYU – © David Pursehouse / CC BY
Món cháo đầu năm mang ý nghĩa để cho dạ dày được nghỉ ngơi sau một năm hoạt động vất vả

+ Tháng 2:
3/2 – 節分 (Setsubun): Lễ hội ném đậu diễn ra ở các ngôi chùa nổi tiếng trên khắp cả nước. Đậu nành được cho rằng có uy lực xua đuổi tà ma nên được rải để trừ diệt yêu quỷ bệnh dịch hạch.

DAIZU – © 305 Seahill / CC BY
EHOMAKI – © inazakira / CC BY
Mang hình ảnh của một vũ khí chống lại ma quỷ nên được giữ nguyên cuộn khi ăn mà không cắt ra từng khoanh như bình thường.

Ngoài ra, vào dịp này ở những địa phương còn có những món ăn khác nhau như:
– Vùng Nishinihon (phía tây quần đảo Nhật Bản): cá Iwashi (cá mòi)
– Vùng Kanto: soup Kenchin
– Vùng Nishikoku: Konnyaku

+ Tháng 3:
3/3 – 桃の節句 (Momo no sekku): hay còn được biết đến là Lễ hội búp bê Hinamatsuri – lễ hội cầu nguyện cho các bé gái được khỏe mạnh, trưởng thành.

HISHI MOCHI © Wikimedia Commons/Midori
Bánh có 3 màu theo thứ tự từ dưới lên mang ý nghĩa: màu xanh là sức khỏe, màu trắng là sự thanh tịnh, màu đỏ là sức mạnh xua đuổi tà ma.
HINA ARARE © Wikimedia Commons/katorisi
4 màu chính là hồng – vàng – xanh lá – trắng đại diện cho 4 mùa trong năm với mong ước các bé có một cuộc sống hạnh phúc.

+ Tháng 4:
8/4 – 花祭り (Hana matsuri – Lễ hội hoa): Vào ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các chùa dùng Amacha (một loại trà) để tưới lên các tượng Phật.

© http://teishoin.net/

+ Tháng 5:
5/5 – 端午の節句 (Tango no sekku): lễ hội cầu nguyện cho các bé trai được trưởng thành một cách khỏe mạnh và thông minh. Đây cũng là ngày thiếu nhi theo quốc lễ Nhật Bản.

CHIMAKI – © Yuya Tamai / CCBY
Bánh nếp có hình dạng thay đổi theo từng địa phương, được cho rằng sẽ tạo nên khả năng miễn dịch chống lại các bệnh tật quái ác.
KASHIWAMOCHI – © Kanko* / CC BY
Bánh gạo hình tròn, thay cho lời nguyện cầu nuôi dưỡng, phát triển thịnh vượng các thế hệ con cháu.

Vào ngày lập hạ, người ta cho rằng ăn các món ăn bắt đầu bằng vần “u” sẽ mang lại may mắn nên thịt lươn (unagi), trái mơ muối (umeboshi) và mì udon bán rất chạy.

+ Tháng 7:
7/7 – 七夕の節句 (Tanabata no sekku): Lễ hội Tanabata là ngày duy nhất trong năm mà Ngưu Lang – Chức Nữ được gặp nhau. Từ xa xưa người Nhật đã có phong tục ăn mì somen vào buổi tối trong lễ hội này vì cho rằng những sợi mì somen giống như những sợi tơ mà Chức Nữ đã dệt nên.

món ăn truyền thống ở nhật

© yoppy / CC BY

+ Tháng 8:
1/8 – 八朔 (Hassaku): Những người nông dân dâng lên các vị thần nông các loại ngũ cốc để cầu nguyện cho một mùa thu hoạch được suôn sẻ.

+ Tháng 9:
9/9 – 重陽の節句 (Choyo no sekku): mọi người uống rượu hoa cúc Kikukashu với mong muốn được mang lại một cuộc sống trường thọ như ý nghĩa của hoa cúc.

+ Tháng 10:
8/10 – 亥の子 (I no ko): ngày lễ cảm tạ các vị thần nông sau mỗi mùa thu hoạch. Mọi người ăn bánh Inokomochi với mong muốn được khỏe mạnh và sinh sản tốt như Inoshishi (heo rừng).

© http://naoraito.exblog.jp/

+ Tháng 11:
15/11 – 七五三 (Shichigosan): Sự kiện dành cho các bé 3 – 5 – 7 tuổi, là dịp để các bậc cha mẹ cảm tạ trời đất đã cho các bé được trưởng thành một cách khỏe mạnh. Kẹo Chitoseame là món không thể thiếu trong dịp này.

© http://sitigosan-sougou.blog.so-net.ne.jp/

+ Tháng 12:
Vào ngày Đông chí, ngâm mình vào nước nóng có những quả cam yuzu và ăn bí đỏ được cho là sẽ không bị cảm lạnh. Ngoài ra, việc ăn những món ăn có vần “ん – ン” sẽ mang lại may mắn như: bí đỏ (カボチャcòn có tên gọi khác là ナンキン), cà rốt (にんじん), củ cải trắng (だいこん), củ sen (レンコン), bạch quả (ぎんなん), trái quất (きんかん).

31/12 – 大晦日 (Omisoka)
Người Nhật ăn mì soba vào đêm giao thừa với hi vọng hạnh phúc sẽ kéo dài như sợi mì, và mì soba được cho là hấp thụ hết chất độc nên cơ thể sẽ được khỏe mạnh.

món ăn truyền thống nhật bản

© きうこ / CC BY

Để tìm hiểu thêm thông tin về Cuộc sống thường nhật ở Nhật Bản các bạn có thể qua mục:

Nếu thấy hữu ích các bạn hay Like page Facebook để ủng hộ chúng tôi.

Page FB 360 Nhật Bản

Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !
Có thể bạn thích
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !