X
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !

Chính sách nhập cư của Nhật Bản mới được ban hành

Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !

Chính sách nhập cư của Nhật Bản mới được ban hành

Chính phủ Nhật Bản đang cố gắng thay đổi chính sách về người lao động nước ngoài,thay đổi những điều khoản trong chính sách nhập cư của Nhật Bản, nới rộng các điều luật cho phép nhập cảnh khi dân số nước này được dự báo sẽ giảm 500.000 người/ năm trong một thập kỉ tới. Việc thiếu nhân công lao động do dân số già và suy giảm là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này.

Related Post

 

Lượng nhân công thiếu hụt (Theo báo NHK)

Hiện nay Nhật Bản chỉ chấp nhận nguồn lao động trí lực cao, như nghiên cứu viên, bác sĩ và luật sư. Một số ngành công nghiệp thuê nhân công nước ngoài dưới dạng thực tập sinh trong thời gian có hạn. Chính phủ muốn sửa lại Luật Nhập cảnh và chấp nhận lao động nước ngoài ở nhiều nghành nghề hơn, kể cả lao động phổ thông. Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đồng thuận dự luật sửa đổi Luật nhập cảnh vào 2/11, với mục đích có thể áp dụng từ tháng 4/2019.

Luật ban hành đề ra tình trạng cư trú mới cho lao động nước ngoài, chia thành 2 loại: Visa làm việc 5 năm sẽ được cấp cho lao động nước ngoài làm việc ở các lĩnh vực được chỉ định, người lao động cần vượt qua được kiểm tra đánh giá kĩ năng, nhưng họ không được đưa gia đình theo. Người lao động trình độ cao sẽ được cấp visa cư trú không thời hạn và có thể đem gia đình theo. Chính phủ muốn áp dụng cho 14 ngành nghề, bao gồm: chăm sóc người cao tuổi, dọn dẹp, gia công vật liệu, sản xuất máy móc công nghiệp, IT, xây dựng, đóng tàu, công nghiệp ô tô, hàng không, khách sạn, nông nghiệp, đánh cá, nhà hàng, thực phẩm và đồ uống.

Đằng sau sự thay đổi chính sách này là sự thiếu hụt trầm trọng nhân lực. Dự tính dến năm 2030, Nhật Bản sẽ thiếu 6,44 triệu lao động, chiếm hơn 9% nhu cầu của thị trường. Chủ tịch Liên đoàn thương mại Nhât Bản cho biết: “Nhật Bản cần phải mềm dẻo hơn để thu hút lao động nước ngoài, bù cho thiếu hụt nguồn nhân công”.

Bộ Lao động công bố vào tháng 10/2017 có 1,278 triệu người nước ngoài đang làm việc ở Nhật , trong đó Trung Quốc chiếm 29%, Việt Nam 19% và Philippin 12%. Chính phủ dự tính khoảng 33-47 nghìn người sẽ đến Nhật trong năm 2019 và 260-340 nghìn người trong 5 năm tiếp theo. Dự luật được đưa ra thảo luận chính thức ở phiên họp Quốc hội ngày 13/11. Liên minh giữa Đảng cầm quyền của Thủ tướng Abe và Đảng Công Minh muốn thông qua dự luật trong kì họp này, sẽ kết thúc trong tháng 12. Thủ tướng Abe nhấn mạnh đây không phải là chính sách nhập cư, và biện pháp này là để duy trì nền kinh tế, nó không cho phép người lao động nước ngoài và gia đình họ ở lại Nhật với thời gian vô hạn định.

Đảng đối lập chỉ trích Thủ tướng dữ dội, muốn ngăn chặn dự luật, cho rằng cần phải thảo luận thêm. Bên đối lập yêu cầu Thủ tướng Abe trình bày cụ thể có bao nhiêu lao động được phép nhập cảnh và với điều kiện nào. Chính phủ cần phải chuẩn bị phúc lợi cho lao động nước ngoài bao gồm cả bảo hiểm y tế và lương hưu. Các nhóm cấp tiến lo ngại về quyền của lao động nước ngoài, như lương tối thiểu hoặc lao động quá sức. Nhóm khác cho rằng Chính phủ cần hỗ trợ các trường học để dạy tiếng cho người nước ngoài và tiếp nhận số lượng lớn các trẻ em nước ngoài ngày một tăng. Nhóm khác lại lo ngại về các vấn đề xã hội, người Nhật sẽ mất việc vào tay lao động nước ngoài, lương giảm đi và tội phạm tăng lên.

Cuộc khảo sát của đài NHK cho thấy dư luận Nhật Bản đang có ý kiến trái chiều về vấn đề này. Có 27% ủng hộ, 30% không ủng hộ36% không có ý kiến về việc tăng số lao động nước ngoài. Về việc có nên thông qua dự luật trong kì họp này không, ủng hộ 9%, không cần phải vội 62%không có ý kiến 20%.

Có 27% ủng hộ, 30% không ủng hộ và 36% không có ý kiến về việc tăng số lao động nước ngoài
Trong khảo sát về việc có nên thông qua dự luật trong kì họp này không, ủng hộ 9%, không cần phải vội 62% và không có ý kiến 20%

Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !
Có thể bạn thích
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !