X
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !

Kịch Kabuki Nhật Bản

Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !

Kịch Kabuki của Nhật Bản

Kịch Kabuki là một loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản kết hợp giữa kỹ năng diễn xuất, múa và âm nhạc đặc sắc trên sân khấu.
Kabuki đã được hình thành vào năm 1603 khi Okuni – thiếu nữ đồng trinh phụng sự trong đền thờ Izumo Taisha – bắt đầu biểu diễn một phong cách kịch múa mới ở Kyoto. Các nữ diễn viên đóng cả vai nam và nữ trong các vở hài kịch về cuộc sống hàng ngày. Loại hình nghệ thuật này sau đó nhanh chóng được mọi người ưa chuộng.
Tượng nghệ sĩ Okuni  – người khai sáng ra nghệ thuật ca múa Kabuki

Năm 1629, vì lí do Kabuki gây mất thuần phong mỹ tục lúc bấy giờ nên chính quyền không cho phép nữ giới tiếp tục trình diễn. Các nam nghệ sĩ trẻ tuổi tài năng sau đó đã tiếp bước hoạt động nhưng rồi cũng bị cấm vào năm 1652 vì lí do tương tự. Lúc bấy giờ, chính quyền chỉ cho phép các nghệ sĩ nam đứng tuổi được phép biểu diễn nghệ thuật này. Từ thời kì Edo đến nay, nghệ thuật Kabuki đã trải qua nhiều lần biến hóa và dần dần hoàn thiện hơn.

Related Post
Nhà hát Kabukiza nổi tiếng tại Tokyo

Có hai thể loại kịch Kabuki chính:
+ Jidaimono: lấy bối cảnh từ nhiều sự kiện trong lịch sử Nhật Bản, đặc biệt trong thời đại Edo.
+ Sewamono: đối tượng phản ánh chủ yếu là thị dân – nông dân, gia đình và tình yêu. Các vở kịch Sewamono ngày xưa phần lớn kể về các bi kịch trong tình yêu nên bị hạn chế và chịu nhiều sức ép của xã hội.

Cách hóa trang là một nét độc đáo của Kabuki mà qua đó người xem có thể dễ dàng nhận ra các mô tuýp nhân vật. Người nghệ sĩ Kabuki phải thuần thục kĩ năng hóa trang cho chính mình.

Phần hóa trang gồm 2 phần:
– Oshiroi: phấn nền trắng làm từ bột gạo.
– Kumadori: đường nét thể hiện bản chất của nhân vật, trong đó:
・Màu đỏ: thể hiện sự giận dữ, lòng đam mê, anh hùng chủ nghĩa và các tính cách chính diện.
・Màu xanh hoặc đen: dùng để chỉ kẻ ác, sự ghen ghét và các tính cách phản diện.
・Màu xanh da trời: cho các thế lực siêu nhiên.
・Màu tím: cho sự cao quý.

Các dạng nhân vật thường gặp trong Kabuki:
+ Tachiyaku: nhân vật nam chính diện.
+ Katakiyaku: đại diện cho kẻ xấu chuyên làm điều ác.
+ Onnagata: các nhân vật nữ.
+ Kumadori: các nhân vật tướng lĩnh, anh hùng lỗi lạc.

Tài năng của một diễn viên Kabuki được đánh giá cao qua các điệu bộ thể hiện được tính cách của nhân vật. Đó là sự thể hiện cảm xúc mãnh liệt, kiềm nén sự tức giận hay lột tả nội tâm một cách sâu sắc. Những cảnh này đưa vở kịch đến cao trào và được khán giả cổ vũ nhiệt liệt.

Vì Kabuki không có diễn viên nữ nên các diễn viên nam sẽ đảm nhận luôn các vai diễn nữ. Diễn viên Onnagata có thể khiến khán giả nghĩ họ chính là phụ nữ thật bởi cách trang điểm đậm và lối diễn xuất thuần thục. Onnagata bắt chước được giọng nói của phái nữ và diễn thành công những cảnh tình cảm. Đây cũng chính là yếu tố thu hút được khán giả đến với nghệ thuật Kabuki truyền thống lâu đời.

Ngày nay, Kabuki đã được biểu diễn rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Kabuki đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào 24/11/2005.

Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !
Có thể bạn thích
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !