1. Cấu trúc:
① Thì hiện tại dạng khẳng định: V ていく/ ていきます - Vてくる/ てきます
② Thì hiện tại dạng phủ định: V ていかない/ ていきません - Vてこない/ てきません
③ Thì quá khứ dạng khẳng định: V ていった/ ていきました - Vてきた/ てきました
④ Thì quá khứ dạng phủ định: V ていかなかった/ ていきませんでした - Vてこなかった/ てきませんでした
* 行く – 来る dạng kanji và いく – くる dạng hiragana đều được sử dụng.
2. Ý nghĩa và cách dùng
2.1 Như chúng ta đã học trong ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản thì bản thân động từ 「行く」 mang ý nghĩa là “đi” tức là theo hướng rời xa vị trí của người đang nói còn động từ「来る」 mang nghĩa là “đến”, tức là theo hướng lại gần vị trí của người đang nói.
Khi thêm động từ thể て vào trước 「行く」 ta có mẫu 「ていく」nhằm biểu hiện những hành động, sự kiện xảy ra theo hướng rời xa vị trí của người nói (rời chỗ người nói và đi làm gì đó) còn khi thêm động từ thể て vào trước 「来る」 ta có mẫu 「てくる」 nhằm biểu hiện những hành động, sự kiện theo hướng lại gần với vị trí của người nói (đi làm gì đó và quay lại chỗ người nói).
Ví dụ:
① 駅まで歩いていきます。
→ Tôi sẽ đi bộ ra ga. (Người nói đang ở vị trí hiện tại là ở nhà và sắp thực hiện hành động đi bộ ra ga là đi xa với vị trí hiện tại)
② おみやげを持ってきます。
→ Tôi sẽ mang quà lưu niệm về. (Người nói đi đâu đó, lấy quà lưu niệm và sẽ quay về vị trí hiện tại)
③ A: 明日のパーティー、何を持っていったらいいですか?/ B: ワインを持ってきてください。
→ A: Tôi nên mang gì đến bữa tiệc ngày mai nhỉ?/ B: Anh mang rượu đến đây đi. (Tiệc được tổ chức ở vị trí của B)
④ 来週そちらへ行くとき、くだものを買っていきます。
→ Tuần sau khi đến chỗ đó, tôi sẽ mua hoa quả mang đến.
⑤ 父はまだ帰(かえ)ってこなかった。
→ Bố vẫn chưa về nhà. (Người nói đang ở nhà)
⑥ カラスが飛(と)んでいった。
→ Con quạ bay đi rồi. (Bay ra xa khỏi vị trí người nói)
⑦ カラスが飛んできた。
→ Con quạ đã bay đến. (Bay lại gần vị trí người nói)
⑧ 母はいつも出かけると一杯(いっぱい)ポケットティッシュをもらってきます。
→ Mẹ tôi cứ đi ra ngoài là lại mang về cả đống giấy ăn. (Giấy ăn hay được phát miễn phí ở một số nơi công cộng tại Nhật như ga tàu, trung tâm mua sắm v.v)
⑨ 毎朝、子どもを学校へ連(つ)れていきます。
→ Buổi sáng hàng ngày tôi đưa con đi học.
⑩ 先生が会議室(かいぎしつ)から出てきました。
→ Thầy giáo đã từ phòng họp đi ra và đến đây. (Thầy họp xong, ra khỏi phòng và di chuyển về phía người nói)
2.2 Ngoài ý nghĩa trên, 「ていく」 và「てくる」 còn được dùng để diễn tả sự chuyển đổi về mặt thời gian của một sự việc, sự kiện so với một mốc thời điểm mà người nói đang nhắc đến hay nghĩ đến.
Trong đó, 「ていく」 miêu tả sự kiện có sự chuyển biến từ bây giờ cho đến tương lai hoặc từ một mốc thời điểm nhất định nào đó cho đến sau đó.
Còn 「てくる」 miêu tả sự kiện xảy ra từ trước cho tới bây giờ, hoặc từ trước một mốc thời điểm nhất định nào đó cho đến mốc đó.
Bảng dưới là cách chia thể 「ていく」 và「てくる」 trong thì tương lai, hiện tại và quá khứ dựa vào mốc thời gian được nói đến. Mốc thời gian ở đây là dấu chấm đen.
Ví dụ:
① これからも日本語を勉強していきます。
→ Từ bây giờ tôi cũng sẽ học tiếng Nhật. (Mốc là hiện tại, hành động diễn ra bắt đầu từ hiện tại tới tương lai)
② 日本語を学ぶ人が増えてきました。
→ Số người học tiếng Nhật đã tăng lên. (Mốc là quá khứ, sự việc này bắt đầu từ quá khứ và tiếp tục cho đến bây giờ)
③ これから暑くなっていくでしょう。
→ Từ bây giờ dự báo là sẽ nóng lên. (Mốc là hiện tại, và sự việc này sẽ bắt đầu từ hiện tại cho đến tương lai)
④ あの子はだんだん可愛(かわい)くなってくるね。
→ Đứa bé đó ngày càng đáng yêu nhỉ. (Mốc là từ trước và có sự thay đổi cho tới bây giờ và có thể tiếp tục thay đổi)
⑤ 運動(うんどう)しなかったので、だんだん太(ふと)ってきた。
→ Vì không vận động nên ngày càng béo lên. (Mốc là từ trước và theo hướng dần dần cho tới bây giờ)
⑥ 世界全体(せかいぜんたい)で量(りょう)が減(へ)っているので、石油(せきゆ)の価格(かかく)はこれから高くなっていくだろう。
→ Lượng dầu trên toàn thế giới đang giảm nên từ bây giờ chắc là giá dầu sẽ tăng lên. (Mốc là hiện tại và sự biến chuyển là từ bây giờ đến tương lai)