Sumo Nhật Bản
360 Nhật Bản xin đưa ra thông tin liên quan đến Sumo Nhật Bản
Để trở thành một võ sĩ Sumo và được bước lên võ đài không phải là điều đơn giản. Ngoài sức khỏe, các võ sinh phải hội đủ các điều kiện sau mới được nhập môn:
+ Độ tuổi: tốt nghiệp trung học cơ sở đến 23 tuổi.
+ Chiều cao tối thiểu: 167cm.
+ Cân nặng tối thiểu: 67kg.
Sau khi được tuyển chọn, các võ sinh được huấn luyện trong 2 năm, đủ năng lực có thể tốt nghiệp mới chính thức thành võ sĩ Sumo và được thi đấu. Trong thời gian huấn luyện cũng như sau khi đã thành võ sĩ, họ phải tuân theo một lịch trình luyện tập dày đặc và chế độ ăn uống đặc biệt.
© akaitori / CC BY |
Sự dẻo dai cũng là yếu tố cần thiết của một võ sĩ Sumo |
Ngoài ra họ còn học về phát triển tư cách và đạo đức. Các võ sĩ Sumo vẫn có gia đình, con cái như một người bình thường, nhưng sự nghiệp duy nhất của họ chính là sàn đấu.
Hằng năm có 6 giải đấu Sumo chính, tổ chức vào các tháng lẻ trong năm tại các thành phố lớn: Tokyo, Osaka, Aichi, Fukuoka. Mỗi giải đấu kéo dài trong 15 ngày theo hình thức xoay vòng, mỗi ngày một võ sĩ chỉ ra đấu một trận. Người thắng nhiều trận nhất sẽ là đương kim vô địch.
Ở những trận đấu có võ sĩ nổi tiếng thường có tiền thuởng do khán giả hâm mộ trao tặng. Trước khi nhận tiền thưởng, tay của võ sĩ vẽ hình chữ “tâm”.
© Nakatani YOshifumi / CC BY |
Võ đài là một nền đất vuông cao, với vòng tròn bằng rơm bện có đường kính 4,55 mét. Võ sĩ tóc búi kiểu cổ, ngoài phần khố khi thi đầu thì còn quấn một khăn lớn ở phía truớc trong khi làm lễ. Chiếc khăn có bản to, dày có in hoa văn riêng của từng võ sĩ.
© Nakatani YOshifumi / CC BY |
Các võ sĩ búi tóc và mặc khố khi tham gia thi đấu |
Trước khi đấu thì các võ sĩ thực hiện nghi thức rải muối để trừ tà, chồm mình tại hai vạch quy định và nghênh nhau 3 lần. Sau hiệu lệnh của trọng tài, khi cả hai tay của hai võ sĩ chạm đất thì trận đấu mới thật sự bắt đầu.
© Gregg Tavares / CC BY |
Trọng tài chính trên võ đài ăn mặc như một thầy cúng Thần đạo, bốn góc có 4 trọng tài phụ, đều là những võ sĩ nổi tiếng đã về hưu. Sumo không giới hạn thời gian đấu và thường chỉ kéo dài vài giây hay nhiều lắm là 2-3 phút. Ai bị đẩy ra ngoài vòng hoặc té trước là thua.
© Travis / CC BY |
Sumo là môn vật có nhiều thế đấu. Kỹ thuật chính là xô đẩy hoặc nắm đai địch thủ kéo ra khỏi vòng nên một võ sĩ Sumo cần phải khỏe và có bụng lớn để có thể nhấc bổng đối phương. Trọng lượng của một võ sĩ Sumo có thể lên đến 260-270 kg. Tuy nhiên không phải những võ sĩ to lớn là sẽ chiến thắng bởi khi thi đấu thì sự nhanh nhạy cũng rất quan trọng.
Cấp bậc của lực sĩ Sumo chuyên nghiệp: (nhóm lực sĩ năm cấp Makuuchi)
1. Maegashira: là cấp bậc thấp nhất trong nhóm này.
2. Komusubi: là cấp bậc phong cho lực sĩ Maegashira có 10 – 11 trận thắng hay thắng một lực sĩ có cấp bậc cao hơn mình.
3. Sekiwake: là cấp bậc phong cho các lực sĩ Komusubi liên tục trong nhiều mùa giải có số trận thắng nhiều hơn số trận thua trong mỗi mùa hoặc có một mùa giải có nhiều trận thắng (hơn 10 trận).
Nếu đang là Sekiwake mà có một mùa giải có số trận thắng ít hơn số trận thua, lực sĩ sẽ bị mất cấp bậc này và trở về cấp bậc Komusubi.
4. Ozeki : là các võ sĩ bậc Sekiwake thắng khoảng 33 trận hay đoạt chức vô địch ba mùa đấu Sumo liên tục. Trong trường hợp hai giải đấu liên tiếp, Ozeki có số trận thắng ít hơn số trận thua sẽ bị mất cấp bậc này và trở về cấp bậc Sekiwake.
–> Ozeki, Sekiwake và Komusubi tạo thành nhóm lực sĩ Sanyaku.
5. Yokozuna: là cấp bậc cao nhất.
Một hội đồng do Hiệp hội Sumo Nhật Bản chỉ định sẽ xem xét và phong các lực sĩ cấp bậc Ozeki lên cấp bậc cao nhất này. Phong cách và nhân phẩm của người lực sĩ cũng là tiêu chí rất được quan tâm.
© Gregg Tavares / CC BY |
・Lịch thi đấu và địa điểm tổ chức Sumo năm 2015 và 2016 tham khảo tại đây.
・Tham khảo giá vé và tình trạng chỗ ngồi mỗi mùa thi đấu tại đây.
Để tìm hiểu thêm thông tin về Cuộc sống thường nhật ở Nhật Bản các bạn có thể qua mục:
Nếu thấy hữu ích các bạn hay Like page Facebook để ủng hộ chúng tôi.