X
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !

Chuyển công ty, chuyển việc tại Nhật

Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !

Chuyển việc tại Nhật

Khi chuyển việc, bạn thường dựa vào những tiêu chí nào để tìm công ty, công việc mới? Liệu bạn có vì quá nôn nóng muốn chuyển việc do chán ngán với công việc cũ mà bỏ qua những yếu tố nên cân nhắc khi tìm công ty mới để chuyển ko?

Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của 360 Nhật Bản và cùng suy nghĩ lại thật kĩ để có những lựa chọn đúng đắn nhất cho quá trình chuyển việc của mình nhé.

Related Post

Những lưu ý khi chọn công ty để chuyển việc


Đừng nên chọn công ty chỉ vì “trông công ty đó có vẻ được

Một trong những cách tìm công ty để chuyển việc phổ biến nhất là lên mạng, tìm trong các trang web giới thiệu việc làm và chọn công ty nào “trông có vẻ được”.

Khi đó, vì bạn đang rất muốn chuyển đi công ty khác nên chỉ cần thấy chỗ nào được thì cứ thử ứng tuyển xem sao mà chưa cân nhắc gì nhiều. Việc này có thể dẫn đến sai lầm là bạn sẽ chọn vào công ty mới chỉ vì chỉ muốn nhanh chóng thoát khỏi những bất mãn ở công ty cũ, chứ ko phải vì bạn thấy thích và thấy mình phù hợp với công ty mới. Và dĩ nhiên, với tâm thế như vậy, thì chỉ sau một thời gian ngắn, bạn sẽ lại tiếp tục gặp những bất mãn khác ở công ty mới này, và lại muốn chuyển việc…

Để vòng luẩn quẩn này ko lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng tới sự nghiệp của mình, hãy cân nhắc thật kĩ về công ty mà mình ứng tuyển khi muốn nhảy việc nhé.

công ty nhìn có vẻ được nhưng mình có hợp với cty đó hay không?

Đừng bỏ sót những điều kiện cơ bản khi tìm thông tin

Có rất nhiều công ty đăng tin tuyển người trực tiếp lên trang chủ, hoặc  thông qua các công ty nhân sự. Trong núi thông tin khổng lồ ấy, để tìm ra được công ty phù hợp với mình, ngoài tìm hiểu về công ty ra, bạn còn phải đặt mục tiêu, phải hiểu được lý do tại sao mình muốn chuyển việc thì mới giúp bạn tìm được nơi ưng ý.

Tuy nhiên, khi đang trong tình trạng muốn chuyển việc, phần lớn mọi người đều chỉ để ý đến điều mình bất mãn ở nơi làm hiện tại, lấy điểm đó làm tiêu chuẩn để tìm công ty mới mà bỏ sót các điều kiện khác. Đến lúc vào làm mới nhận ra là mình quên không hỏi vấn đề này, vấn đề kia, lúc đó thì lại quá muộn.

Làm danh sách các điều kiện theo thứ tự cần thiết

Để không bỏ sót những tiêu chuẩn mà mình muốn, cũng như để có thể chọn kĩ càng hơn, bạn nên làm cho mình một danh sách về các điều kiện để chọn công việc mới theo thứ tự cái gì quan trọng nhất. Có danh sách của mình rồi bạn sẽ dễ dàng đánh giá tổng quan hơn, xem công ty đó có hợp với mình hay không.

Những mục cần thiết khi làm danh sách

Ngành nghề và nội dung công việc cụ thể

Bạn nên xác định rõ ràng là mình muốn làm công việc gì, kế toán, sales,… Rồi từ đó kết hợp giữa 「công việc mình muốn làm」 và  「công việc mình làm được」 để có phạm vi lựa chọn nhất định.

Phương thức tuyển dụng

Nhân viên chính thức 正社員 và nhân viên hợp đồng 契約社員 tuy làm chung một công ty nhưng lại có những ưu đãi và công việc khác nhau. Xem công ty đó đang tuyển người ở dạng nào có hợp với điều kiện và nguyện vọng của mình không nữa nhé.

Mức lương mong muốn và mức lương tối thiểu

Đầu tiên là bạn nên tính toán xem, bạn cần tối thiểu bao nhiêu một tháng để trang trải tất cả các sinh hoạt phí cần thiết. Sau khi biết mình cần mức lương tối thiểu là bao nhiêu thì bạn sẽ dễ nói về mức lương mong muốn hơn. Từ công ty lớn chuyển đi, hoặc là làm ở công ty khác lâu năm rồi, khi bạn chuyển việc có nhiều khả năng tiền lương khởi điểm của bạn tại công ty mới sẽ thấp đi.

Giờ làm việc, ngày nghỉ và nghỉ phép

Cùng là làm việc 8 tiếng một ngày nhưng giờ bắt đầu và giờ kết thúc lại khác nhau. Có nơi thì cho nghỉ 2 ngày bất kì trong tuần bù lại cuối tuần đi làm, có nơi thì đi làm cả tuần nghỉ 2 ngày cuối tuần, nghỉ phép và các ngày lễ cũng khác nhau. Để ý xem có phù hợp với lối sống, sinh hoạt của mình hay không.

・Nơi làm việc, thời gian di chuyển

Nếu bạn chưa bao giờ đi làm hay đi học xa nhà thì bạn nên nơi cách nhà mình trong khoảng1 tiếng rưỡi đổ lại. Công ty cũng sẽ thắc mắc là thời sinh viên bạn ở gần trường, hay đi làm chỗ trước gần nhà, chưa có thói quen cũng như kinh nghiệm đi xa thì liệu có được không. Thêm vào đó nữa là chi phí đi lại cũng là do công ty chi trả, đây cũng là một trong những điều cần xem xét.

・Quy mô công ty, môi trường làm việc

Quy mô công ty lớn hay nhỏ sẽ ảnh hưởng đến những việc như là có phải chuyển công tác nhiều không, lượng công việc như thế nào, chế độ tăng lương cũng như các chế độ ưu đãi phúc lợi khác. Xem xét những điều này cũng quan trọng không kém nội dung công việc.

・Văn hóa của công ty và không khí văn phòng

Tuy theo lịch sử, văn hóa công ty, công ty lâu đời hay là công ty start-up thì không khí làm việc sẽ thay đổi. Mục tiêu làm việc, độ tuổi trung bình của nhân viên, các nội dung đào tạo cũng sẽ khác nhau..

Quan trọng hơn hết là đừng chỉ mong công ty đạt đủ mọi tiêu chuẩn của mình, mà cũng phải xem năng lực cũng như kinh nghiệm của bản thân có phù hợp với công ty hay không. Tuy là dựa theo tiêu chuẩn của mình để tìm việc, nhưng trong giới hạn nào đó mình cũng có thể thay đổi để hợp tình hợp lý với công việc hơn.


Các từ chuyên dùng trong thông tin tuyển dụng


Đừng chỉ đọc những chỗ muốn đọc

Có nhiều người chỉ đọc những điều kiện mà mình đã lên danh sách và chỉ lướt sơ qua những chú ý khác, ví dụ như là ở phần ghi chú 備考欄, người ta có những chú ý như “Bắt đầu làm từ tháng 〇”, hoặc là “Chuyển công tác 〇 lần/năm”, cho đến khi phỏng vấn mới biết là mình không phù hợp. Như thế vừa tốn thời gian chuẩn bị hồ sơ của mình và của cả công ty, và mình lại phải tìm công ty mới lại từ đầu. Vì thế khi đã quyết định chọn công ty nào để nộp hồ sơ thì bạn nên đọc thật kĩ thông tin, đừng bỏ sót dòng nào.

Một số thuật ngữ chuyên dùng

Khi thông báo tuyển dụng nhân viên mới, lượng thông tin mà phía công ty phải cung cấp nhiều như núi vậy, nhưng khi đăng tin tuyển dụng thì chỉ được viết trong bấy nhiêu chữ cho phép mà thôi. Vì thế họ sử dụng rất nhiều thuật ngữ, từ viết tắt mà trong đó chỉ thiếu hoặc hơn 1 chữ thôi là ý nghĩa cũng thay đổi hoàn toàn luôn.

「完全週休2日制 かんぜんしゅうきゅうふつかせい」「週休2日制 しゅうきゅうふつかせい」

完全週休2日制 mỗi tuần nghỉ 2 ngày, trong khi 週休2日制 tức là trong 1 tháng sẽ có hơn 1 tuần nghỉ 2 ngày, vì dụ như là 週休2日日曜日・第2,3土曜日 nghỉ Chủ Nhật, nghỉ thứ Bảy của tuần thứ 2 và 3 trong tháng).

「交通費全給 こうつうひぜんきゅう」「交通費支給 こうつうひしきゅう」

交通費全給 tức là được hỗ trợ toàn bộ tiền đi lại trong khi 交通費支給 tức là được hỗ trợ 1 phần tiền đi lại (ví dụ như tối đa 1000 yên/ngày).

Ngoài ra có những từ mình nghĩ là như thế này nhưng với công ty họ lại có ý nghĩa khác. Ví dụ như họ để là tuyển「レセプショニスト」nhân viên tiếp tân, có thể mình sẽ nghĩ là làm ở quầy tiếp tân 受付, nhưng đối với công ty, chức vụ đó là tiếp khách và bán hàng ở counter カウンター営業chẳng hạn. Tên và nội dung công việc của công ty với với hình ảnh mình tưởng tượng ra có thể khác nhau hoàn toàn, nên là phải đọc thật kĩ xem họ giải thích công việc đó là làm những gì để tránh bị nhầm lẫn.

Kết

Có những trường hợp như thế nữa, tùy công ty tùy người mà sẽ có cách viết, cách dùng từ khác nhau. Vì thế đừng chỉ đọc lướt qua, hoặc nhìn cách dùng từ mới nhưng lại thấy quen quen thì để như thế luôn, đọc thật kĩ nội dung và kiểm tra từ lạ không mất gì cả, ngược lại lại còn giúp bạn đỡ tốn thời gian chuẩn bị hồ sơ, đi phỏng vấn ở công ty nào đó mà mình không vào ?

Nguồn Tomonivi

Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !
Có thể bạn thích
Click Quảng cáo ủng hộ 360 Nhật Bản nhé !