Địa lý Nhật Bản
Bạn đã biết về vị trí địa lý Nhật Bản- Những điều bạn chưa biết về xứ phù tang? Tìm hiểu về khí hậu, văn hóa hay vị trí địa lý Nhật Bản là điều cực kì cần thiết khi bạn có dự định sang đây làm việc và học tập. Cùng 360 Nhật Bản tìm hiểu về đất nước Nhật Bản nhé!
1. Thông tin về đất nước Nhật Bản
- Tên nước: Nhật Bản 日本. Tên chính thức tiếng Anh là Japan
- Thủ đô: Tokyo
- Vị trí địa lý: Nhật Bản là một đảo quốc ở Đông Bắc Á, một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska
- Diện tích: 377.972,75 km2 ( Đứng vị trí 61 trên tổng 197 quốc gia trên thế giới)
- Khí hậu: Khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.
- Dân số: 126.740.000 người (2017).
- Dân tộc: Người Nhật Bản
- Tôn giáo: 51.82% Thần đạo, 34.9% Phật giáo, 4% Các giáo phái Shinto, 2.3% Ki tô giáo,…
- Ngôn ngữ: Tiếng Nhật (một tiếng nói, một chữ viết).
- Tiền tệ: Đồng Yên
- Ngày Quốc khánh: – Ngày Kiến quốc: 11 tháng 2 năm 660 TCN– Hiến pháp Minh Trị: 29 tháng 11 năm 1890– Hiến pháp hiện nay: 3 tháng 5 năm 1947– Hiệp ước hòa bình San Francisco: 28 tháng 4 năm 1952
- Chính phủ: Chính phủ Quân chủ lập hiến kết hợp dân chủ đại nghị
- Thiên hoàng: Akihito
- Thủ tướng: Abe Shinzō
- Phó Thủ tướng: Asō Tarō
- Múi giờ: JST (UTC+9).
- Giao thông: bên trái
- Đơn vị hành chính gồm 1 đô, 1 đạo, 2 phủ, 43 huyện
- Mã điện thoại: +81
- Tên gọi khác: xứ phù tang, đất nước mặt trời mọc, xứ sở hoa anh đào.
2. Vị trí- địa lí Nhật Bản
Nhật Bản nằm ở khu vực Đông Á, thuộc phía tây của Thái Bình Dương với cấu thành từ 4 quần đảo lớn là Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, Ryukyu và Izu-Ogasawara.
Đây là một đảo quốc hoàn toàn không tiếp giáp với quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền, được bao bọc bởi các vùng biển: - Phía Đông và phía Nam: Thái Bình Dương.
- Phía Tây Bắc: biển Nhật Bản.
- Phía Tây: biển Đông Hải
- Phía Đông Bắc: biển Okhotsk.
- Xét theo kinh độ và vĩ độ của các điểm cực tại Nhật Bản:+ Điểm cực Đông: đảo Minami Tori-shima 24°16’59″B 153º59’11″Đ+ Điểm cực Tây: mũi Irizaki 24°26’58″B 122º56’1″Đ+ Điểm cực Nam: đảo Okino Tori-shima 20°25’31″B 136°04’11″Đ+ Điểm cực Bắc: mũi Kamoiwakka 45°33’21″B 148°45’14″Đ
- Quốc gia lân cận Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
-
Nơi cao nhất Nhật Bản: núi Phú Sĩ (cao 3.776m)
– Thấp nhất Nhật Bản: Hachinohe mine (sâu 160m do nhân tạo) và hồ Hachirogata (sâu 4m một cách tự nhiên) - Diện tích Nhật BảnDiện tích Nhật Bản trên đất liền: 377906,97 km², Lãnh hải: 3091 km².Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách bờ biển 200 hải lý với tổng chiều dài của đường bờ biển của Nhật Bản là 33.889 kmVới 70%-80% diện tích là núi, không ít trong số đó là núi lửa, hiện nay còn hơn 186 núi lửa đang hoạt động, trung bình mỗi năm sẽ có khoảng 1000 trận động đất. Vơí địa hình đặc biệt, Nhật Bản là đất nước có khá nhiều thác nước, sông, suối, hồ và đặc biệt nơi đây có rất nhiều suối nước nóng được tạo thành phục vụ cho nghỉ dưỡng và chữa bệnh
Đất nước Nhật Bản
Nhật Bản có 4 đảo chính là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu, mỗi đảo có những đặc điểm về khí hâụ và địa hình khác nhau như:– Hokkaido chủ yếu rừng là kim bao phủ hầu hết diện tích, dân cư khá thưa. Trung tâm hành chính và công nghiệp lớn ở khu vực này là Sapporo và Muroran.– Honshu là hòn đảo có diện tích rộng nhất Nhật Bản, đồng thời đây cũng là nơi có dân số và nền kinh tế phát triển nhất Nhật Bản. Các trung tâm công nghiệp lớn: Tokyo, Yokohama, Kyoto, Nagoya, Osaka và Konbe.– Kyushu là đảo phát triển công nghiệp nặng trong đó chủ yếu là than và thép. Các trung tâm công nghiệp lớn: Fukuoka và Nagasaki.– Shikoku là đảo ngành nông nghiệp đóng vai trò phát triển kinh tế chính.Nhật Bản chia làm 9 vùng địa lý, gồm: Hokkaido, Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki (Kansai), Chugoku, Shikoku, Kyushu và Ryuku.– Vùng Hokkaido khu vực có diện tích lớn nhất Nhật Bản gồm tỉnh Hokkaido.– Vùng Tohoku: Akita, Aomori, Fukushima, Iwate, Miyagi và Yamagata
– Vùng Kanto: Chiba, Gunma, Ibaraki, Kanagawa, Saitama, Tochigi và Tokyo.– Vùng Chubu: Aichi, Fukui, Gifu, Ishikawa, Nagano, Niigata, Shizuoka, Toyama và Yamanashi.– Vùng Chugoku: Hiroshima, Yamaguchi, Shimane, Tottori, và Okayama.– Shikoku: Ehime, Kagawa, Kochi và Tokushima.– Kyushu: Fukuoka, Kagoshima, Kumamoto, Miyazaki, Nagasaki, Oita và Saga, Okinawa.3. Khí hậu và thời tiết:
Với địa hình lãnh thổ kéo dài 25 độ vĩ tuyến, do đó khí hậu của Nhật Bản cũng phức tạp và phân theo vùng. Tuy nhiên khí hậu Nhật Bản cũng sẽ được phân theo 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông rõ rệt.
Mùa Xuân bắt đầu từ tháng 3 đến cuối tháng 4 và tháng 5, khi đó nhiệt độ trung bình 12độ C ở Sapporo, 18,4 độ C ở Tokyo và 19,2 độ C ở Osaka.
Mùa Hè: Mưa sẽ xuất hiện vào đầu tháng 6 từ phía Nam và phía Tây Nhật Bản sau đó tiến dần lên phía Bắc vào cuối tháng. Nhiệt độ trung bình ở Tokyo là 26,7 độ và 28 độ ở Osaka, ngày nóng và đêm oi bức. Tuy nhiên vào khoảng cuối tháng 8 tại Sapporo, Sendai và Tokyo đều có mưa nhiều.
Mùa Thu: mưa Shurin tạo một mùa chuyển tiếp ngắn cuối thu, thời tiết trời mát mẻ và rất dễ chịu.Mùa đông (tháng 12 đến tháng 2) tuyết rơi nhiều từ Hokkaido đến trung tâm Honshu. Nhiệt độ trung bình hàng tháng vào mùa đông ở Asahikawa là -8,5 độ C và là thành phố giữ kỷ lục nhiệt độ thấp nhất ở Nhật -41 độ.