Hàng giả ở Nhật Bản
Theo Tài liệu đọc được thì năm 1950 Nhật là kẻ thất bại trong thế chiến thứ 2 với nền kinh tế lụn bại. Họ thường sản xuất các sản phẩm bình dân, bắt chước các nước Châu Âu, không được chú trọng cho lắm về chất lượng.
– Sau năm 1960 trở đi nhận thức được tầm quan trọng của nhu cầu khách hàng cao, các doanh nghiệp nhận định rằng chỉ có chất lượng mới có thể là bước đi lâu dài. Với khẩu hiệu ” Chất lượng gắn liền với danh dự quốc gia ” Nhật cho ra đời sản phẩm tốt, chất lượng cao, được kiểm tra nghiêm ngặt để phục vụ Khách hàng.
TÌM HIỂU THÊM VỀ: Dịch vụ làm tóc ở Nhật (cắt,tỉa,uốn,nhuộm..v..v)
– Đến khoảng những năm 1990 thì nền kinh tế Nhật bản đã đạt thu nhập bình quân tính theo đầu người GDP = 23.796 đô la, đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Thụy Sĩ (29.850 đô la).
= >>> Như vậy, từ một nước chiến bại, bị chiến tranh tàn phá, dân số đông, lương thực, thực phẩm rất thiếu thốn, nhưng chỉ sau vài ba thập kỉ, Nhật Bản đã vươn lên thành một nước siêu cường kinh tế và được gọi là “Thần Kỳ Nhật Bản” =>>> Họ phát triển dựa trên uy tín , và đó là nòng cốt của sự phát triển bền vững, lâu dài, và nhảy vọt
*** Nói ngoài lề chút, có bạn nào thuộc thế hệ 8X đời đầu trở về trước có nhớ khi chúng mình làm việc gì mang tính chất chuẩn, hay tốt một chút lại trêu nhau câu cửa miệng “Nét như Sony vậy” >>> Họ đã có chủ ý mà chúng ta thì vô ý mà được họ chuẩn hóa trong tiềm thức rằng: HÀNG NHẬT LÀ HÀNG CHUẨN.
Theo báo “Yomiuri Shimbun” (Nhật Bản), thực trạng hàng giả ở Nhật vẫn xảy ra ở một số trang web, những nơi không kiểm soát an ninh như chợ trời. Hằng năm, chính phủ Nhật đều đưa ra danh sách các trang web bán hàng giả để cảnh báo người dân và những trang web này lập tức bị ngưng hoạt động.
Trong năm 2013, số lượng hàng hóa bị hải quan Nhật Bản thu giữ do nghi ngờ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã tăng 5.7% so với năm trước, giữ mức kỉ lục tính đến thời điểm này. Nếu thâm nhập vào thị trường thành công, số hàng giả ước tính sẽ làm thất thoát cho ngành công nghiệp hàng hiệu của Nhật Bản khoảng 13 tỷ Yên. (Trong số hàng giả, túi xách chiếm khoảng 44.5%, quần áo 15.6%, sau đó là giày dép khoảng 10.4%).
Trong tờ khai nhập cảnh Nhật Bản, mục “Những hàng hóa cấm mang vào Nhật” có nhắc đến hàng giả và hàng vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Trong đó, tiến hành xử phạt đối với người buôn bán hàng giả thuộc chủng loại hàng đã đăng ký thương hiệu, hàng hóa Anime, DVD,…
Cá nhân: Phạt tiền khoảng 5 triệu Yên – khoảng 1 tỉ VND hoặc dưới 5 năm tù giam.
Tổ chức: Phạt tiền khoảng 1 trăm triệu Yên – khoảng 200 tỉ VND hoặc dưới 10 năm tù giam.
Hàng hiệu Việt Nam và những vụ “lùm xùm”
Hàng giả, giá rẻ (chủ yếu từ nguồn Trung Quốc) dường như được tiêu thụ rất “công khai” tại Việt Nam dù luật pháp có quy định chặt chẽ về vấn đề này. Rất nhiều vụ việc liên quan đến hàng giả tại Việt Nam được báo chí đưa tin như việc Đoàn Anh Đức (Hà Nội) đã lập ra hàng hàng loạt tên shop online để bán các mặt hàng thời trang giả hàng hiệu gồm túi xách, giày dép, kính của các hãng như LV, Chanel… lừa được 12 người, với số tiền hơn 205 triệu đồng. Sau khi nộp 51 triệu đồng để khắc phục hậu quả, Đoàn Anh Đức đã bị tuyên phạt 7 năm tù cho tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi lừa đảo.
Nghi vấn mua hàng “fake” cũng xảy ra với nhiều người nổi tiếng. Ví dụ một vài trường hợp như Hoa hậu H.G tố ca sĩ P.L bán túi Michael Kors hàng giả sau khi bị cư dân mạng “phanh phui” khi đi dự sự kiện, “Nữ hoàng đồ hiệu” N.T lại bị bắt gặp mua hàng ở một cửa hàng chuyên bán hàng nhái ở Quảng Châu (Trung Quốc), cô còn có phát ngôn gây shock: “Tôi bán hàng fake nhưng dùng hàng hiệu”, mới đây nhất, NTK Đ.M.C xem việc vấn đề túi Birkin da cá sấu trắng (có giá thấp nhất là 2.5 tỷ, cao nhất là 5 tỷ) nhiều “nhan nhản” tại Việt Nam phi lý đến mức “Thượng Đế cũng phải đau đầu”… Việc mua hàng giả, hàng nhái thật sự là ý thức của mỗi người, người tiêu dùng nên tôn trọng bản quyền và giá trị của sản phẩm.
Trường hợp buôn bán hàng giả, theo Điều 11 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, có nhiều mức phạt áp dụng, tùy tính chất, mức độ, loại hàng hóa vi phạm, hành vi buôn bán hàng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù.
Làm thế nào để không bị “lạc trôi” trong hàng giả
– Tìm kiếm tên sản phẩm, tên nhà sản xuất trên Google, nếu thông tin website công ty không rõ ràng, bạn cần phải xem xét trước khi mua.
– Khi mua hàng tại các website của công ty Nhật, bạn cũng cần cẩn thận trước những website hoặc sản phẩm chỉ có tiếng Anh (vì nếu là công ty Nhật, chắc chắn phải có thông tin tiếng Nhật trước, sau đó mới có tiếng Anh).
– Có thể tham khảo phần mềm chụp mã vạch để kiểm tra sản phẩm chính hãng.
– Đặt mua hàng tại những trang web bán hàng hoặc những cửa hàng uy tín, hạn chế mua hàng online giá rẻ.
– Tuyệt đối không tin tưởng vào những lời quảng cáo từ một phía người bán, đặc biệt với những sản phẩm “super fake” hay “Fake loại 1”, tố cáo những nơi bán hàng giả với chính quyền địa phương.
– Nếu ở Nhật, bạn có thể tham khảo một số trang web bán đồ hiệu đã qua sử dụng uy tín nếu muốn tiết kiệm chi phí: