Tu nghiệp sinh tại Nhật: Thu nhập, quyền lợi và chi phí
360 Nhật Bản gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến Tu nghiệp sinh tại Nhật: Thu nhập, quyền lợi và chi phí góp phần hỗ trợ thêm kiến thức cho các bạn trước khi có ý định học tiếng Nhật,Du học Nhật Bản hay du lịch tại Nhật .
Ở mục tu nghiệp sinh tại Nhật đã có phần giới thiệu chung về chương trình thực tập kỹ năng tại Nhật. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể thêm về quyền lợi và quy định đối với thực tập sinh, cũng như thu nhập thực tế và khoản tiết kiệm hàng tháng của các bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ phần nào giải đáp được những băn khoăn của các bạn khi cân nhắc về việc nên hay không nên đi thực tập sinh kỹ năng tại Nhật, đặc biệt là những bạn phải vay mượn tiền để đi.
Khi sang Nhật làm việc tại các công ty hay xí nghiệp các thực tập sinh sẽ được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm như sau:
- Bảo hiểm y tế quốc dân (国民健康保険―こくみんけんこうほけん)
- Đây chế độ bảo hiểm xã hội theo luật Bảo hiểm y tế quốc dân, hỗ trợ trả chi phí điều trị y tế trong trường hợp bị bệnh hay bị thương. Nếu điều trị tại bệnh viện thì thực tập sinh chỉ cần trả 30% chi phí điều trị.
- Bảo hiểm y tế phúc lợi (医療保険―いりょうほけん)
- Đây là chế độ bảo hiểm hỗ trợ chi trả chi phí điều trị trong trường hợp thực tập sinh tại các doanh nghiệp tư nhân bị bệnh hay bị thương ngoài giờ làmviệc. Thông thường thực tập sinh sẽ phải chịu 30% chi phí điều trị. Phí bảo hiểm này sẽ do doanh nghiệp tiếp nhận và thực tập sinh cùng trả, mỗi bên một nửa (sẽ trừ vào lương hàng tháng)
- Bảo hiểm hưu trí quốc dân (国民年金保険―こくみんねんきんほけん)
- Bảo hiểm hưu trí quốc dân là chế độ áp dụng bắt buộc cho tất cả mọi người dân, bao gồm cả người nước ngoài có địa chỉ cư trú tại Nhật Bản). Mục đích là để trợ cấp cho người già, người tàn tập và gia quyến của người đã mất.
- Bảo hiểm lao động (労働保険―ろうどうほけん)
- Bao gồm 2 loại bảo hiểm là Bảo hiểm tai nạn lao động và Bảo hiểm thất nghiệp
- a) Bảo hiểm tai nạn lao động (労災保険―ろうさいほけん)
- Đây là bảo hiểm sẽ bồi thường cho thực tập sinh trong trường hợp bị thương hay tử vong khi đang làm việc hay trên đường đi làm. Chi phí bảo hiểm sẽ do công ty tiếp nhận chi trả.
- b) Bảo hiểm thất nghiệp (失業保険―しつぎょうほけん)
- Thực tập sinh sẽ được trả tiền bảo hiểm này khi bị mất việc hay gặp khó khăn trong việc tiếp tục được tuyển dụng do công ty tiếp nhận bị phá sản hay cắt giảm nhân lực. Phí bảo hiểm sẽ do thực tập sinh và công ty tiếp nhận cùng đóng theo một tỷ lệ nhất định.
2. Những quy định đối với Thực tập sinh
・Không được làm việc ngoài tư cách lưu trú
Khi tham gia chương trình này, thực tập sinh không được làm thêm công việc nào khác ngoài công việc tại công ty tiếp nhận. Nếu như vi phạm quy định này thực thập sinh sẽ bị cưỡng chế về nước.
・Không được chuyển sang công ty khác làm.
Khi nghe người khác dụ dỗ làm ở công ty A công việc nhẹ nhàng lương cao… thì các thực tập sinh hay có bị dao động. tuy nhiên việc tự ý chuyển công ty là không thể. Trừ khi công ty tiếp nhận hiện tại không trả đủ lương, hay bị phá sản, xâm phạm quyền lợi của thực tập sinh không thực hiện đúng hợp đồng. Trong trường hợp này nghiệp đoàn sẽ có trách nhiệm tìm công ty tiếp nhận mới phù hợp cho thực tập sinh.
・Tự quản lý hộ chiếu, thẻ ngoại kiều, sổ ngân hàng, con dấu,…
・Tuân thủ các quy định trong khu vực nơi ở như các quy tắc giao thông, quy định về vứt rác,…
・Đóng thuế cư trú
Đây là nghĩa vụ áp dụng đối với toàn bộ công dân sinh sống tại Nhật Bản bao gồm cả người nước ngoài. Khoản thuế này sẽ được tính dựa theo mức thu nhập của năm trước đó. Vì vậy năm đầu tiên khi sang Nhật thực tập sinh không phải đóng thuế này. Lưu ý là có thể công ty tiếp nhận sẽ khấu trừ khoản thuế này vào tháng lương cuối cùng của thực tập sinh.
Có 3 định nghĩa về lương là lương cơ bản, lương thực lĩnh và lương làm thêm giờ.
Lương cơ bản là lương tính theo số giờ làm việc cơ bản trong tháng (tức là số giờ overtime = 0) nhân với lương theo giờ theo giao kèo trong hợp đồng ký kết. Số tiền này thường dao động từ 12 man →16 man tuỳ vào từng xí nghiệp và vùng làm việc.
Lương thực tập sinh (TTS) là lương tính theo giờ, và tuỳ vùng làm việc mà sẽ có những bảng lương khác nhau.
Lương cơ bản = Lương theo giờ (vùng) x 8h/ngày x 22 ngày
Dưới đây là bảng lương tối thiểu theo quy định của Nhật cho từng vùng và ngày áp dụng
TỈNH/THÀNH PHỐ | MỨC LƯƠNG MỚI | MỨC LƯƠNG CŨ | CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY |
Hokkaido | 786 | (764) | 1/10/2016 |
Aomori | 716 | (695) | 20/10/2016 |
Iwate | 716 | (695) | 5/10/2016 |
Miyagi | 748 | (726) | 5/10/2016 |
Akita | 716 | (695) | 7/10/2016 |
Yamagata | 717 | (696) | 7/10/2016 |
Fukushima | 726 | (705) | 1/10/2016 |
Ibaraki | 771 | (747) | 1/10/2016 |
Tochigi | 775 | (751) | 1/10/2016 |
Gunma | 759 | (737) | 6/10/2016 |
Saitama | 845 | (820) | 1/10/2016 |
Chiba | 842 | (817) | 1/10/2016 |
Tokyo | 932 | (907) | 1/10/2016 |
Kanagawa | 930 | (905) | 1/10/2016 |
Niigata | 753 | (731) | 1/10/2016 |
Toyama | 770 | (746) | 1/10/2016 |
Ishikawa | 757 | (735) | 1/10/2016 |
Fukui | 754 | (732) | 1/10/2016 |
Yamanashi | 759 | (737) | 1/10/2016 |
Nagano | 770 | (746) | 1/10/2016 |
Gifu | 776 | (754) | 1/10/2016 |
Shizuoka | 807 | (783) | 5/10/2016 |
Aichi | 845 | (820) | 1/10/2016 |
Mie | 795 | (771) | 1/10/2016 |
Shiga | 788 | (764) | 6/10/2016 |
Kyoto | 831 | (807) | 2/10/2016 |
Osaka | 883 | (858) | 1/10/2016 |
Hyogo | 819 | (794) | 1/10/2016 |
Nara | 762 | (740) | 6/10/2016 |
Wakayama | 753 | (731) | 1/10/2016 |
Tottori | 715 | (693) | 12/10/2016 |
Shimane | 718 | (696) | 1/10/2016 |
Okayama | 757 | (735) | 1/10/2016 |
Hiroshima | 793 | (769) | 1/10/2016 |
Yamaguchi | 753 | (731) | 1/10/2016 |
Tokushima | 716 | (695) | 1/10/2016 |
Kagawa | 742 | (719) | 1/10/2016 |
Ehime | 717 | (696) | 16/10/2016 |
Kochi | 715 | (693) | 16/10/2016 |
Fukuoka | 765 | (743) | 1/10/2016 |
Saga | 715 | (694) | 2/10/2016 |
Nagasaki | 715 | (694) | 6/10/2016 |
Kumamoto | 715 | (694) | 1/10/2016 |
Oita | 715 | (694) | 1/10/2016 |
Miyazaki | 714 | (693) | 1/10/2016 |
Kagoshima | 715 | (694) | 1/10/2016 |
Okinawa | 714 | (693) | 1/10/2016 |
Là mức lương thực nhận về tay của người lao động sau khi trừ các khoản như thuế, bảo hiểm và nenkin. Thường thì lương thực lĩnh của Nhật được tính như sau :
Lương thực lĩnh = Lương cơ bản – Thuế – Bảo hiểm, nenkin
- Thuế(bao gồm thuế thu nhập và thuế cư trú) : Thường là khoảng 5,000 – 7,000 yên.
- Bảo hiểm, nenkin : từ 10,000 yên -> 15,000 yên / tháng
⇒ Lương thực lĩnh đối với thị trường Nhật từ 7 man ~ 10 man.
Thời gian nhận lương cơ bản là 8h/ ngày và 5 ngày/ tuần. Ngoài thời gian đó ra (tuỳ đặc thù của từng ngành nghề mà thời gian đó sẽ cố định hay không) thì sẽ được tính là thời gian làm thêm giờ. Về lương làm thêm giờ thì sẽ được tính theo quy định của luật lao động Nhật Bản(tham khảo cách tính bên dưới)
Tuy vậy, khoản tiền này biến động tuỳ vào tình hình kinh doanh của công ty, xí nghiệp,..nơi tiếp nhận tu nghiệp sinh. Bạn nào vào công ty có tình hình kinh doanh tốt thì số tiền làm thêm giờ có thể lên tới 3-4 vạn yên/tháng, ngược lại, có những bạn có thể không được chút tiền làm thêm nào. Khi ký hợp đồng khoản này cũng không được đề cập tới, nhưng có thể hỏi thăm tình hình làm thêm của các tu nghiệp sinh đi năm trước.
Trong trường hợp yêu cầu thực tập sinh kỹ năng làm thêm ngoài giờ làm việc hay làm thêm vào các ngày nghỉ, doanh nghiệp tiếp nhận hoặc nhà máy phải ký thoả thuận với người lao động và đệ trình lên cơ quan quản lý tiêu chuẩn lao động của địa phương. Tuỳ theo thời gian làm việc vào ngày nghỉ hay vào ban đêm, việc chi trả tiền làm thêm giờ được tính theo các mức sau:
① Ca đêm (từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng), tiền lương được nhân với hệ số 1,25.
② Làm ngoài giờ quy định, tiền làm thêm được nhân với hệ số 1,25 trở lên.
③ Vào ngày nghỉ, tiền làm thêm giờ được nhân với hệ số từ 1,35 trở lên.
④ Làm ngoài giờ vào buổi đêm, tiền làm thêm giờ được nhân với hệ số 1,5 trở lên.
⑤ Làm thêm vào buổi đêm của ngày nghỉ, tiền làm thêm giờ được nhân với hệ số 1,6 trở lên.
===> TIẾT KIỆM ĐƯỢC BAO NHIÊU?
Từ khoản lương thực lĩnh này, các bạn sẽ phải trang trải thêm các khoản chi phí khác như tiền nhà, sinh hoạt phí như sau:
- Tiền nhà : tuỳ vùng mà tiền nhà sẽ cao hay thấp thường là từ 20,000 ~30,000 yên /tháng.
- Sinh hoạt phí: Bao gồm tiền điện, nước, internet, điện thoại và sinh hoạt phí khác như ăn uống, đi lại,… theo hoá đơn thực tế phát sinh hàng tháng.Chi phí này khác nhau tuỳ vào mức sinh hoạt cùng từng vùng. Nếu tiết kiệm thì có thể vào mức khoảng 20,000 –> 30,000yên/tháng
Như vậy, sau khi trừ các khoản chi phí như ăn uống, tiền nhà, điện nước và các chi phí lặt vặt khác thì bạn có thể tiết kiệm được 30,000~ 50,000 JPY/tháng (nếu tiền làm thêm giờ nhiều thì có thể lên tới 70,000~80000JPY/tháng).
Ngoài ra, sau khi đi làm 3 năm và về nước, các bạn có thể làm thủ tục lấy lại tiền nenkin đã đóng trong 3 năm ở Nhật. Số tiền này vào khoảng trên dưới 30 vạn yên tùy vào thu nhập của bạn.
Về thủ tục lấy lại tiền nenkin, các bạn có thể tham khảo tại bài viết: Cách lấy lại tiền nenkin sau khi về nước
*Chú ý: cách tính trên là tính ước lượng trung bình tháng không áp dụng cho tất cả các trường hợp.
Nguồn:tomonivi