Văn hóa làm việc kiệt sức ở Nhật
Nói là văn hoá không biết có đúng hay không nhưng để Nhật Bản có được những bước phát triển kinh tế thần kỳ như ngày nay thì đứng đằng sau đó là cả 1 sự cố gắng không biết mệt mỏi của cả một dân tộc, và dần dần những sự cố gắng đó ăn dần vào tiềm thức của họ từ thế hệ này qua thế hệ khác để bây giờ nó trở thành một thứ văn hoá…” Văn hoá làm việc kiệt sức ở Nhật “
Những người đàn ông trong trang phục comple, thắt cà vạt nằm ngủ say sưa ở những nơi công cộng sau một ngày làm việc quá sức.
Xem thêm: Xin việc làm thêm tại Nhật Bản
Nhật Bản nổi tiếng với văn hóa làm việc chăm chỉ, trong đó nhân viên dành nhiều thời gian cho công việc. Nhiếp ảnh gia người Ba Lan Pawel Jaszczuk đang làm việc ở cả Warsaw và Nhật Bản nói rằng, khi sống ở Tokyo, anh bắt đầu nhận thấy một hiện tượng độc đáo.
Vào nửa đêm, anh bắt gặp những người đàn ông mặc đồ công sở đang ngủ say trên đường phố Tokyo.
“Sự tương phản giữa những người đàn ông ăn mặc chỉn chu và đường phố khiến tôi chú ý”, Jaszczuk nói. Từ năm 2008, anh bắt đầu chụp ảnh những nhân viên công sở đang ngủ mà anh gặp trên đường.
Trong nhiều năm, Jaszczuk đã đạp xe ra đường hầu như hàng đêm để chụp ảnh các nhân viên ngủ gật. Những bức ảnh này vừa được anh tập hợp thành cuốn sách High Fashion,xuất bản trong năm 2018.
Trong những bức ảnh của Jaszczuk, có người nằm trên ghế, có người gục trên hàng rào, có người tựa vào cột ở ga tàu điện ngầm chợp mắt… Nhiều người thậm chí ngủ trong tư thế đứng.
Sau một số nghiên cứu, Jaszczuk biết nơi nào sẽ có đông nhân viên công sở ngủ, đó thường là những trạm xe lửa, hay những nơi công cộng gần quán karaoke. Đặc biệt, hai quận Shinjuku và Shimbashi của Tokyo, vốn có nhiều trung tâm thương mại và giải trí, là nơi có nhiều nhân viên công sở ngủ gật nhất. Thỉnh thoảng, Jaszczuk cũng tìm thấy người ngủ gật ở một vài địa điểm khác.Văn hóa làm việc kiệt sức ở Nhật
Vì chụp ảnh vào ban đêm, Jaszczuk phải sử dụng đèn flash. Những nhân vật trong các bức ảnh chưa bao giờ thức dậy sau mỗi lần đèn flash của anh lóe sáng. “Tôi cố gắng chụp nhanh, dù có nhiều thời gian, vì tôi không muốn làm phiền họ. Người qua đường và cảnh sát cũng để mặc họ ngủ”, Jaszczuk nói.
Sau một ngày dài làm việc, một số người làm công ăn lương ở Nhật Bản có thể đi uống và giao lưu với các đồng nghiệp để xả hơi. Đôi khi, có người đi uống vì cảm thấy có nghĩa vụ phải “hầu rượu” đối tác và ông chủ sau giờ làm việc. Sau quá nhiều lần cụng ly, họ đã lỡ chuyến tàu cuối cùng về nhà, và đành ngủ gục trên đường phố. Sáng hôm sau, họ lại đứng dậy và trở lại văn phòng để bắt đầu ngày làm việc mới.
“Những người đàn ông này là nạn nhân của cuộc sống hiện đại ở Nhật Bản”, Jaszczuk nói với Business Insider. Họ bị “tàn phá nặng nề bởi hậu quả của việc làm việc nhiều giờ. Đừng vội vàng phán xét họ”.
Văn hóa làm việc quá sức ở Nhật mạnh mẽ đến mức nhiều người làm công ăn lương đã chết vì kiệt sức.
Hiện tượng này được gọi là karoshi. Một báo cáo năm 2016 tiết lộ rằng hơn 20% số người trong cuộc khảo sát với 10.000 công nhân Nhật Bản cho biết họ làm thêm ít nhất 80 giờ/tháng.
Từ những năm 1950, quyết tâm xây dựng lại nền kinh tế Nhật Bản sau thế chiến II, thủ tướng Shigeru Yoshida khi đó đã khuyến khích người lao động dành nhiều thời gian hơn cho công việc. Kế hoạch rõ ràng có hiệu quả, vì nền kinh tế Nhật Bản đã vươn lên thứ ba thế giới.
Nhưng một tác dụng phụ ngoài ý muốn đã xuất hiện: sự căng thẳng, mệt mỏi khiến bệnh đột quỵ và suy tim trở nên phổ biến hơn đối với nhân viên Nhật Bản.
Nhiều thập kỷ sau, những cái chết liên quan đến làm việc kiệt sức vẫn đang diễn ra. Gần đây nhất, một nhà báo 31 tuổi tên Miwa Sado đã chết vì suy tim vào tháng 7/2013 sau khi làm thêm 159 giờ trong khoảng một tháng. Khi có một nhân viên chết do làm việc quá sức, các công ty Nhật sẽ phải nộp phạt. Sếp của Sado phải nộp phạt 5.000 đôla (khoảng 115 triệu đồng) sau khi cô qua đời.
Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện một số biện pháp để cân bằng cuộc sống – công việc bên cạnh việc phạt tiền các tập đoàn có nhân viên chết vì làm việc quá sức. Một trong những biện pháp đó là cho phép người lao động được tan sở từ 3h chiều mỗi thứ sáu cuối cùng của tháng.Văn hóa làm việc kiệt sức ở Nhật
Tuy nhiên, biện pháp này không hiệu quả, làm thêm giờ vẫn là một khía cạnh phổ biến của văn hóa doanh nghiệp tại Nhật Bản.Văn hóa làm việc kiệt sức ở Nhật
Xuất bản cuốn sách ảnh, Jaszczuk mong muốn cảnh tỉnh văn hóa làm việc kiệt sức. Anh cho rằng, việc những người lao động Nhật Bản đã quá căng thẳng như thế nào cần phải được quan tâm chú ý hơn.
Theo Business Insider