Thứ Bảy, Tháng Năm 17, 2025
360° Nhật Bản
  • Trang chủ
  • Tin Hot
  • Nhật Bản
  • Văn Hóa Du Lịch
    • Văn hóa Nhật Bản
    • Du lịch Nhật Bản
    • Ẩm thực Nhật Bản
  • Cuộc Sống
    • Quyền lợi và nghĩa vụ người Việt tại Nhật
    • Sinh hoạt thường nhật
    • Đồ ăn Việt tại Nhật
    • Tiện ích hàng ngày
    • Thuốc và sức khỏe
    • Đăng ký Mạng & Điện Thoại
  • Cộng đồng Việt
    • Tu nghiệp sinh
    • Tư vấn hỗ trợ
    • Thủ tục – Giấy tờ
    • Thuế – Bảo hiểm – Visa
    • Xin việc làm thêm (Baito)
    • Xin việc tại Nhật
    • Tin người Việt tại Nhật
  • Du Học
    • Thông tin du học
    • Thông tin hội thảo – Học bổng
    • Hồ sơ du học
    • Chia sẻ trải nghiệm
  • Tài liệu
    • Tài liệu N4 & N5
    • Tài liệu N3
      • Ngữ pháp N3
      • Từ vựng – Kanji N3
    • Tài liệu N2
      • Ngữ pháp N2
      • Từ vựng – Kanji N2
    • Tài liệu N1
      • Ngữ pháp N1
      • Từ vựng – Kanji N1
    • Phim Nhật
    • Tiếng Nhật theo chủ đề
    • Các kỳ thi tại Nhật
    • Báo chí Nhật Bản
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Tin Hot
  • Nhật Bản
  • Văn Hóa Du Lịch
    • Văn hóa Nhật Bản
    • Du lịch Nhật Bản
    • Ẩm thực Nhật Bản
  • Cuộc Sống
    • Quyền lợi và nghĩa vụ người Việt tại Nhật
    • Sinh hoạt thường nhật
    • Đồ ăn Việt tại Nhật
    • Tiện ích hàng ngày
    • Thuốc và sức khỏe
    • Đăng ký Mạng & Điện Thoại
  • Cộng đồng Việt
    • Tu nghiệp sinh
    • Tư vấn hỗ trợ
    • Thủ tục – Giấy tờ
    • Thuế – Bảo hiểm – Visa
    • Xin việc làm thêm (Baito)
    • Xin việc tại Nhật
    • Tin người Việt tại Nhật
  • Du Học
    • Thông tin du học
    • Thông tin hội thảo – Học bổng
    • Hồ sơ du học
    • Chia sẻ trải nghiệm
  • Tài liệu
    • Tài liệu N4 & N5
    • Tài liệu N3
      • Ngữ pháp N3
      • Từ vựng – Kanji N3
    • Tài liệu N2
      • Ngữ pháp N2
      • Từ vựng – Kanji N2
    • Tài liệu N1
      • Ngữ pháp N1
      • Từ vựng – Kanji N1
    • Phim Nhật
    • Tiếng Nhật theo chủ đề
    • Các kỳ thi tại Nhật
    • Báo chí Nhật Bản
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
360° Nhật Bản
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm

Du Học » Chia sẻ trải nghiệm » Chia sẻ kinh nghiệm học Kanji

Chia sẻ kinh nghiệm học Kanji

Trong Chia sẻ trải nghiệm, Du Học, Tài liệu, Tài liệu N1, Tài liệu N2, Tài liệu N3, Tin Hot, Từ vựng - Kanji N1, Từ vựng - Kanji N2, Từ vựng - Kanji N3
Share on FacebookShare on Twitter

Có thểbạn thích

Tảo Nhật Bản

Top 10 BB cream của Nhật tốt nhất

Top 5 kem dưỡng trắng da body của Nhật tốt nhất 2021

Mua mỹ phẩm The ordinary ở nhật

Nhật Bản sẽ sớm hủy bỏ con dấu

Chia sẻ kinh nghiệm học Kanji

Tiếng Nhật được xếp hàng ngôn ngữ khó nhất thế giới. Chưa nói đến chuyện chia động từ hay cấu trúc dịch ngược lại so với Tiếng Việt,dịch ra nghĩa rất “buồn cười”,chính vì thế Kanji trở thành “mối đe dọa” cho bất kì ai muốn làm bạn với tiếng Nhật. Bằng chút kinh nghiệm của mình, tôi xin được mô tả cách học Kanji thông thường của những ai bước đầu chinh phục tiếng Nhật, để trắc nghiệm xem chúng ta thường hay mắc phải những sai lầm đáng tiếc nào nhé!

Tiếng Nhật luôn đứng Top trong ngôn ngữ khó nhất thế giới

TÌM HIỂU THÊM VỀ: Làm thế nào để thích nghi nhanh với cuộc sống ở Nhật

Sai lầm 1: MẤT TINH THẦN

run thì viết sao nổi chữ Kanji? Vững tin lên nào

Có thể nói đây là sai lầm đầu tiên và cũng là sai lầm không nên có nhất.

Khi chinh phục xong hai thử thách không kém phần cam go là bảng chữ hiragana và katanaka, tôi vẫn còn hừng hực trong mình hào khí để tiếp tục tiến lên. Nhưng lần đầu đối diện với Kanji quả thực là trải nghiệm đầy thách thức. Thế giới quan về tiếng Nhật của tôi như được mở ra một chân trời mới, đến nỗi tôi cảm thấy đầu óc mình quá bé nhỏ để chứa đựng đủ khối lượng những kí tự lạ lẫm và phức tạp đến vậy.

Mới chạm ngõ tiếng Nhật mà ngọn núi Kanji đã làm tôi lung lay quyết tâm. Cứ ngỡ bản thân mình kém cỏi, nhìn quanh nghe những lời than thở làm tôi lại càng ngao ngán hơn. Không ít người quen học ở những trung tâm Nhật ngữ khác đã bỏ cuộc và câu trả lời tôi nhận được khi tôi hỏi họ lý do là “Kanji khó quá!”. Tôi tự nhủ mình không thể chọn một con đường nào khác.Đã quyết định thì phải đi tiếp.

Thế rồi dần trở thành quen, tôitự đặt cho mình những mục tiêu đơn giản nhất. Và cho đến nay đã hơn 6 năm trôi qua, tôi ngỡ ngàng nhận ra sự thật rằng: mình vẫn còn trên con đường chinh phục từng kí tự. Tôi rút ra bài học cho riêng mình:đừng hỏi bao giờ mới xong, nhưng cứ nhất quyết không khi nào dừng lại. Cũng giống như chữ Kanji đầu tiên mà tôi mà hay bất kì ai khởi đầu đều phải học: chữ NHẤT (一), nó chỉ duy một nét mà thôi! Nó nhắc tôi nhớ rằng chỉ duy một con đường mình đã chọn, không thể bỏ cuộc dù có thế nào. Và với tôi, đó là chữ Kanji dễ nhất nhưng cũng là khó nhất.

Sai lầm 2: HỌC VẸT

Với bộ kanji tầm 2000 chữ bạn nghĩ bạn có thể học vẹt nổi không?

Thời gian đầu, tôi cố gắng tìm cho riêng mình một phương pháp nào đó thật khoa học để rút ngắn thời gian và tăng số lượng kí tự sao cho nhanh nhất. Tôi biết mình giỏi tưởng tượng, nên đã tìm kiếm tất cả những tài liệu Kanji nào giúp nhớ nhanh bằngphương pháp tượng hình. Quả thật, phương pháp này khá hiệu quả, nó làm tôi cảm thấy Kanji không còn khô khan nữa nhưng khiến tôi có cảm giác như đang vẽ tranh mỗi lần tập viết. Khi đó,mỗi chữ Kanji trở thành một câu chuyện nào đóđược mô tả bằng hình. Tôi đã vẽ ngập tràn trên tất cả chỗ trống của cuốn sổ nháp.

Tôi tự tin với phương pháp này cho đến khi tôi nhận ra bất cập của nó khi mình đã quá lạm dụng và không để ý tới những yếu tố quan trọng khác. Đó là lúc số lượng nét tăng cao, không phải kí tự nào cũng năm hay sáu nét như sơ cấp nữa mà đến mười thậm chí hơn hai mươi nét với một kí tự ở mức trung và cao cấp. Với tôi,phương pháp tượng hình chỉ thích hợp trong giai đoạn đầu. Nếu cứ cố bám theo suy nghĩ mỗi kí tự là một bức tranh thì chẳng khác nào tôi tự làm khó mình khi phải cố nhớ đến cả trăm bức tranh khác nhau.

Vậy là tôi chiêm nghiệm lại và quyết định đi tìm cách khác. Ánh sáng mới mở đường cho tôi khi tôi lật ra cuốn sổ tay Kanji (quyển THƯỜNG DỤNG HÁN TỰ), tất cảKanji được xếp theo bộ, có trật tự và khoa học. Tôi tự đặt mình trong một vị thế khác, không còn học vẽ Kanji nữa nhưng học Kanji như một người đang nghiên cứu về cấu trúc và quy luật của nó. Thực ra suốt thời gian đầu, tôi nghĩ viết càng nhiều càng tốt, nhưngkhông biết nếu viết càng nhiều mà không hiểu cấu tạo của nó thì tôi lại mất thời gian càng nhiều.

Tất cả Kanji đều là sự kết hợp của 214 bộ thủ. Tôi nhận ra:Học bộ thủ không có nghĩa là mất thêm thời gian và thêm cái để ghi nhớ nhưng là phương tiện để rút ngắn thời gian và giúp ghi nhớ Kanji một cách khoa học. Một phép toán so sánh giản đơn làm tôi nhẹ nhõm hơn khi nghĩ về Kanji: tại sao phải cố nhớ cả nghìn “bức tranh” trong khi chỉ cần nhớ 214 bộ nét cấu tạo nên chúng. Không những thế, bộ thủ còn giúp tôi gợi nhớ về chủ đề và ngầm phân loại Kanji về mặt ngữ nghĩa. Đến lúc này, với tôi, Kanji không khác gì một trò chơi xếp hình thú vị.

Sai lầm 3: KHÔNG HỌC ÂM HÁN VIỆT

Âm Hán- Việt rất quan trọng

Tâm lý dễ có khi học Kanji là không muốn nhớ thêm yếu tố nào nữa vì đã có quá nhiều kiến thức cần nắm bắt chỉ trong một chữ Kanji. Tôi hoàn toàn hiểu điều đó. Nhưng chính suy nghĩ đó lại gây cản trở để nhiều bạn bè tôi bỏ qua một lợi thế rất lớn mà những bạn ngoại quốc khác không thể có được. Đó là âm Hán – Việt. Các thầy cô của tôi thường không kiểm tra âm Hán – Việt trong các bài kiểm tra Kanji, điểm số chỉ tính cho cách viết và cách đọc âm ON hay âm KUN mà thôi. Có lẽ điều này càng tạo thêm lý do chính đáng để âm Hán – Việt bị cho là vô dụng và dư thừa.

Tuy nhiên, trên thực tế,nhớ cả âm Hán – Việt đem lại vô vàn lợi ích cho người học Kanji.Âm Hán – Việt không chỉ giúp tôi nhớ cách phát âm ON qua một số quy luật, đôi khi trong những bài đọc hiểu mà xuất hiện từ mới được ghép từ Kanji, tôi lại suy đoán nghĩa của đó bằng nghĩa của từ được phát âm Hán – Việt. Âm Hán – Việt giúp tôi gọi tên những bộ thủ và chữ Kanji mình đã nhớ, tôi không thể nào nhớ nó mà không biết nó tên gì? Việc nhớ và gọi tên từng chữ Kanji khiến tôi thích thú và liên tưởng mỗi kí tự như một con người nào đó có tên gọi đàng hoàng. Bạn đã bao giờ viết tên mình bằng Kanji chưa? Không dừng lại đó, tìm hiểu về âm Hán – Việt tôi có cảm giác như được trở về cội nguồn của ngôn ngữ dân tộc, tôi không chỉ được bổ sung vốn từ Kanji, mà còn được trao dồi những tinh hoa của chính ngôn ngữ mẹ đẻ.

Sai lầm 4: CÔ LẬP CHỮ KANJI

Đừng cô lập chữ Kanji đứng 1 mình để học. Hãy ghép chúng lại

Cho đến giờ tôi vẫn còn giữ cuốn tập nháp mà mình cùng bạn bè ngồi cạnh thi nhau viết tràn lan Kanji. Thực chất, nó vẫn có tác dụng nào đó nhưng nguy cơ mà nó đem lại là khiến tôi nhớ nhầm nét hay nhầm bộ khi đối diện với nhiều Kanji gần giống nhau, nhất là trong các bài thi năng lực Nhật ngữ. Nguyên nhân chính là tôi đã cô lập chữ Kanji đó mà không viết nó đứng chung với một Kanji khác để tạo nên một từ có nghĩa. Về sau, tôi cố gắng thể hiện Kanji ngay trong bài sakubun cô giáo giao cho.

Tôi vẫn không quên đượccảm giác phấn khích khi tự tay viết được đọan văn dài với rất nhiều chỗ hiragana đã được Kanji thay thế. Dần dần, tôi không chỉ không ngại khi nhìn thấy Kanji, mà còn mong muốn sự xuất hiện của Kanji vì như vậy sẽ làm cho bài đọc hiểu trở nên dễ đọc và dễ hiểu hơnlà chỉ toàn xuất hiện con chữ hiragana. Mỗi lần muốn học thêm Kanji mới, thay vì mở ra từ điển Kanji hay danh sách Kanji, tôi mở ra một đoạn văn nào đó có chứa Kanji, thậm chí một bài báo copy từ Internet, rồi cố đọc và khám phá chữ Kanji trong chính ngữ cảnh của nó.

Sai lầm 5: KHÔNG TRA KHI KHÔNG NHỚ

Từ điển luôn bên cạnh, sai-sửa, không nhớ-tra

Tôi nhận thấy không có lý do nào đủ thuyết phục để biện minh rằng người học Kanji không tiến bộ được vì thiếu nhiều phương tiện. Bạn có thể tra cứu bất lúc nào bằng ứng dụng trên điện thoại hoặc cứ kè kè trong cặp cuốn sổ tay Kanji như tôi. Sở dĩ tôi nhắc đến điều này vì tôi không thể nào quên được cảm giác tức tối khi trong giờ thi lại nhìn thấy một chữ kanji nào đó mà có lần mình đã bỏ trôi không thèm tra cứu.

Có thể những điều trên giống hoặc không giống với bạn, và thậm chí ngay cả khi tôi khắc phục được những sai lầm này cũng không phải tôi đã chinh phục xong ngọn núi Kanji. Đến khi đi làm dù tiếp xúc với văn bản tiếng Nhật hằng ngày tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm khi nhìn thấy chữ Kanji nào đó

mình chưa biết. Nhưng như tôi đã nói ngay từ đầu,quan trọng không phải bao giờ mới xong mà là không bao giờ dừng lại.

Khi học một chữ hán các bạn cần phải nhớ các yếu tố dưới đây:

I. Cấu tạo chữ hán ( gồm có BỘ + THÂN)

II. Cách đọc chữ hán gồm có:

1. Âm hán việt ( không bắt buộc phải nhớ. Tuy nhiên nếu nhớ được âm hán việt, các bạn sẽ có khả năng tự kết hợp từ theo âm hán việt để tăng vốn từ của mình lên)

2. Âm Kun(くんよみ – là cách đọc tiếng Nhật theo âm Nhật)khi chữ hán đứng một mình (không phải 100%, cũng có nhiều trường hợp đặc biệt), và một chữ hán cũng có nhiều cách đọc khác nhau

3. Âm ôn(おんよみ– tức là cách đọc tiếng nhật theo âm hán)khi từ 2 chữ hán tr ở lên ghép với nhau (không phải 100%, cũng có nhiều trường hợp đặc biệt) , và cũng có nhiều cách đọc khác nhau

III. Cách viết chữ hán( theo quy tắc nét nào viết trước nét nào viết sau. Tuy nhiên nhiều chữ khó và quá nhiều nét cũng phải tự suy đoán) Thường thì sẽ theo quy tắc:

Trên trước dưới sau
Trái trước phải sau
Trong trước ngoài sau

Quy tắc sống còn khi viết chữ Kanji

Có cố gắng, nỗ lực ắt sẽ có thành quả.Rồi 1 ngày nào đó không xa các bạn sẽ đọc và viết chữ Kanji như gió mà xem 🙂 .Chúc các bạn sớm thành công 😉 !

TÌM HIỂU THÊM VỀ: Làm thế nào để thích nghi nhanh với cuộc sống ở Nhật

Tags: chữ kanjihọc kanjikinh nghiệm học kanji
Share1Tweet

Có thể bạn chưa biết

Thuốc và sức khỏe

Tảo Nhật Bản

Sinh hoạt thường nhật

Top 10 BB cream của Nhật tốt nhất

Sinh hoạt thường nhật

Top 5 kem dưỡng trắng da body của Nhật tốt nhất 2021

Tiện ích hàng ngày

Mua mỹ phẩm The ordinary ở nhật

Tin Hot

Nhật Bản sẽ sớm hủy bỏ con dấu

Sinh hoạt thường nhật

Top 5 sữa rửa mặt cho da mụn tốt nhất của Nhật

Sinh hoạt thường nhật

Top 5 loại máy rửa mặt của Nhật thịnh hành nhất hiện này

Sinh hoạt thường nhật

TOP 3 loại kem chống nắng Nhật Bản hiệu quả nhất hiện nay

Sinh hoạt thường nhật

Top những dòng sản phẩm tốt nhất của Kraice

Bài tiếp theo

Đặc sản cá ngừ khô Nhật Bản (Katsuobushi)

"Làm việc với người Nhật nhất định phải giữ được chữ tín"

Cách trang trí nhà cửa kiểu Nhật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fanpage 360° Nhật Bản

360 Nhật Bản

Topics

bột gạo nếp ở nhậtbột gạo ở nhậtbột làm bánh trôi ở nhậtbột làm bánh ở nhậtbột làm trân châubột mì ở nhậtbột năng ở nhậtBột nếp Nhậtbột nở ở nhậtchứng nhận tư cách lưu trúcuộc sống nhật bảndu học nhật bảndu học sinh nhật bảndu lịch nhật bảngiao thông nhật bảngiáo dục nhật bảngái nhậthoa anh đàoJlpt N4Kem chống nắng của Nhậtkem chống nắng hiệu quả nhấtkem chống nắng nhật bảnkem dưỡng da nhật bảnKem dưỡng trắng da của Nhậtkem trị mụn của Nhậtlễ hội nhật bảnngữ pháp N3ngữ pháp n4nhật bảnsữa rửa mặtSữa rửa mặt của Nhậtsữa rửa mặt nhật bảntop kem chống nắngtu nghiệp sinhTừ vựng - kanji N1Từ vựng - kanji N2từ vựng tiếng nhật theo chủ đềvăn hóa nhật bảnxin visa nhật bảnxin visa vĩnh trú ở NhậtXuất Khẩu lao động Nhật Bảny tế nhật bảnđăng ký điện thoại ở nhậtẩm thực nhật bản花粉症

Chuyên mục

  • Ẩm thực Nhật Bản
  • Báo chí Nhật Bản
  • Các kỳ thi tại Nhật
  • Chia sẻ trải nghiệm
  • Cộng đồng Việt
  • Cuộc Sống
  • Đăng ký Mạng & Điện Thoại
  • Dịch Virus corona| COVID-19
  • Đồ ăn Việt tại Nhật
  • Du Học
  • Du lịch Nhật Bản
  • Hồ sơ du học
  • Ngữ pháp N1
  • Ngữ pháp N2
  • Ngữ pháp N3
  • Ngữ pháp N3 tổng hợp
  • Nhạc Nhật Bản
  • Nhật Bản
  • Phim Nhật
  • Quyền lợi và nghĩa vụ người Việt tại Nhật
  • Sinh hoạt thường nhật
  • Tài liệu
  • Tài liệu N1
  • Tài liệu N2
  • Tài liệu N3
  • Tài liệu N4 & N5
  • Thông tin du học
  • Thông tin hội thảo – Học bổng
  • Thủ tục – Giấy tờ
  • Thuế – Bảo hiểm – Visa
  • Thuốc và sức khỏe
  • Tiện ích hàng ngày
  • Tiếng Nhật theo chủ đề
  • Tin Hot
  • Tin người Việt tại Nhật
  • Tu nghiệp sinh
  • Tư vấn hỗ trợ
  • Từ vựng – Kanji N1
  • Từ vựng – Kanji N2
  • Từ vựng – Kanji N3
  • Văn Hóa Du Lịch
  • Văn hóa Nhật Bản
  • VLOG
  • Xin việc làm thêm (Baito)
  • Xin việc tại Nhật

Tin nhiều người xem

Hướng dẫn xem kết quả xổ số Nhật Bản

Tổng hợp ngữ pháp N3 (123 mẫu câu có giải nghĩa bằng tiếng Việt)

Tổng hợp ngữ pháp N4 (Có giải nghĩa đầy đủ và chi tiết nhất)

Bột làm bánh ở nhật

Mua bột làm bánh ở Nhật

Tìm kiếm

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm

Tin nên đọc

Top 5 loại bỉm của nhật tốt nhật hiện nay

Sữa bột của Nhật dành cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi

Cách tính điểm xin visa vĩnh trú tại Nhật Bản

Cổng thông tin điện tử phi lợi nhuận 360 độ Nhật Bản, tổng hợp những thông tin về văn hóa Nhật Bản, du lịch nhật bản, ẩm thực Nhật Bản và những câu chuyện xoay quanh cuộc sống của người Việt Nam tại Nhật. Chia sẻ những kinh nghiệm quý giá trong công cuộc tìm kiếm tương lai tại đất nước mặt trời mọc.

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Tin Hot
  • Nhật Bản
  • Văn Hóa Du Lịch
    • Văn hóa Nhật Bản
    • Du lịch Nhật Bản
    • Ẩm thực Nhật Bản
  • Cuộc Sống
    • Quyền lợi và nghĩa vụ người Việt tại Nhật
    • Sinh hoạt thường nhật
    • Đồ ăn Việt tại Nhật
    • Tiện ích hàng ngày
    • Thuốc và sức khỏe
    • Đăng ký Mạng & Điện Thoại
  • Cộng đồng Việt
    • Tu nghiệp sinh
    • Tư vấn hỗ trợ
    • Thủ tục – Giấy tờ
    • Thuế – Bảo hiểm – Visa
    • Xin việc làm thêm (Baito)
    • Xin việc tại Nhật
    • Tin người Việt tại Nhật
  • Du Học
    • Thông tin du học
    • Thông tin hội thảo – Học bổng
    • Hồ sơ du học
    • Chia sẻ trải nghiệm
  • Tài liệu
    • Tài liệu N4 & N5
    • Tài liệu N3
      • Ngữ pháp N3
      • Từ vựng – Kanji N3
    • Tài liệu N2
      • Ngữ pháp N2
      • Từ vựng – Kanji N2
    • Tài liệu N1
      • Ngữ pháp N1
      • Từ vựng – Kanji N1
    • Phim Nhật
    • Tiếng Nhật theo chủ đề
    • Các kỳ thi tại Nhật
    • Báo chí Nhật Bản

Bản Quyền Thuộc Về 360 độ Nhật Bản Nghiêm cấm mọi hành vi Copy hay repost