Cuộc sống của các võ sĩ Sumo Nhật Bản
Nhiếp ảnh gia Issei Kato ghi lại hình ảnh ấn tượng về cuộc sống thường ngày của các đấu sĩ sumo thuộc lò võ Tomozuna ở Nhật Bản. Tomozuna là một trong những lò võ sumo danh tiếng nhất Nhật Bản, được thành lập từ năm 1941.
Các đấu sĩ được gọi là rikishi. Tại võ đường Tomozuna trong một ngôi đền Phật giáo, các rikishi dành hơn ba tiếng mỗi buổi sáng để tập thế nắm giữ đối phương.
Đấu sĩ nào đẩy được đối thủ ra khỏi vòng hay đánh ngã đối thủ là người chiến thắng. Do đó, nhiều trận đấu chỉ kéo dài trong vài giây.
Mặc dù là môn võ truyền thống của Nhật Bản, nhưng không nhiều người trẻ muốn theo đuổi sumo vì không chịu đựng được việc luyện tập khổ cực hay phải sống theo nguyên tắc truyền thống. Đó là lý do ngày càng nhiều võ sĩ sumo là người nước ngoài, chủ yếu là người Mông Cổ. Võ sĩ Tomozuna Oyakata gốc Mông Cổ, còn được biết đến với cái tên Kyokutenho cho biết: “Sự bất đồng về ngôn ngữ khiến tôi vô cùng căng thẳng thời gian đầu. Tôi không thể hiểu được bất cứ điều gì khi bị mắng hoặc thậm chí khi tôi được khen ngợi”. Để trở thành võ sĩ sumo thực thụ, những người ngoại quốc phải từ bỏ quốc tịch gốc của mình. Tomozuna Oyakata phải nhập quốc tịch Nhật Bản và anh đã lấy vợ là người Nhật.
Võ sĩ sumo nạp vào khoảng 8.000 calo mỗi ngày (gấp bốn lần người bình thường). Các đấu sĩ tập sự ăn hai bữa mỗi ngày.
Chanko nabe là món lẩu đặc trưng gắn liền với môn võ sumo.
Trong quá trình tham dự giải đấu sumo Nagoya, đoàn võ Tomozuna ở tạm tại một ngôi đền Phật giáo. Nơi này có chỗ cho họ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện.
Các võ sĩ sumo phải búi tóc kiểu samurai và tuân thủ những nguyên tắc cứng nhắc của môn thể thao này.
Nhiều đấu sĩ có lượng lớn người hâm mộ.
Người hâm mộ đôi khi còn đem các món ăn đến tặng đấu sĩ.
Vòng đấu được làm từ cát. Khi đấu sĩ ngã xuống, khố của họ sẽ bám đầy cát bụi.
Võ sĩ Kaiho trong một buổi tập.
Các buổi tập rất nặng nề, nên đấu sĩ cần nghỉ ngơi giữa mỗi trận.
Để duy trì trọng lượng, họ ngủ nhiều tiếng liền ngay sau khi ăn.
Mặt nạ oxy giúp họ thở được trong lúc ngủ.
Các võ sĩ vẫn dùng smartphone và Facebook như người bình thường.
Luôn chăm chút để ngoại hình chỉn chu nhất.
Đấu sĩ sumo được mời tới nhiều sự kiện quan trọng, như các bữa tiệc và giao lưu với người hâm mộ. Trong ảnh là các võ sĩ gốc Mông Cổ Kyokushuho, võ sĩ gốc Brazil Kaisei, and võ sĩ Asahisho đang chuẩn bị đến một buổi tiệc.
Các em nhỏ rất ngưỡng mộ các võ sĩ Sumo vì sức khoẻ hơn người.
Võ sĩ Sumo chọc cho em bé khóc. Đây là một tục lệ để cầu nguyện cho sức khỏe của em bé. Ở Nhật có câu tục ngữ “Naku ko wa sodatsu” có nghĩa là trẻ con khóc sẽ lớn nhanh hơn. Vì thế khi những em bé khóc càng to thì chứng tỏ em nhận được nhiều phước lành từ các vị thần.