Thứ Bảy, Tháng Năm 17, 2025
360° Nhật Bản
  • Trang chủ
  • Tin Hot
  • Nhật Bản
  • Văn Hóa Du Lịch
    • Văn hóa Nhật Bản
    • Du lịch Nhật Bản
    • Ẩm thực Nhật Bản
  • Cuộc Sống
    • Quyền lợi và nghĩa vụ người Việt tại Nhật
    • Sinh hoạt thường nhật
    • Đồ ăn Việt tại Nhật
    • Tiện ích hàng ngày
    • Thuốc và sức khỏe
    • Đăng ký Mạng & Điện Thoại
  • Cộng đồng Việt
    • Tu nghiệp sinh
    • Tư vấn hỗ trợ
    • Thủ tục – Giấy tờ
    • Thuế – Bảo hiểm – Visa
    • Xin việc làm thêm (Baito)
    • Xin việc tại Nhật
    • Tin người Việt tại Nhật
  • Du Học
    • Thông tin du học
    • Thông tin hội thảo – Học bổng
    • Hồ sơ du học
    • Chia sẻ trải nghiệm
  • Tài liệu
    • Tài liệu N4 & N5
    • Tài liệu N3
      • Ngữ pháp N3
      • Từ vựng – Kanji N3
    • Tài liệu N2
      • Ngữ pháp N2
      • Từ vựng – Kanji N2
    • Tài liệu N1
      • Ngữ pháp N1
      • Từ vựng – Kanji N1
    • Phim Nhật
    • Tiếng Nhật theo chủ đề
    • Các kỳ thi tại Nhật
    • Báo chí Nhật Bản
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Tin Hot
  • Nhật Bản
  • Văn Hóa Du Lịch
    • Văn hóa Nhật Bản
    • Du lịch Nhật Bản
    • Ẩm thực Nhật Bản
  • Cuộc Sống
    • Quyền lợi và nghĩa vụ người Việt tại Nhật
    • Sinh hoạt thường nhật
    • Đồ ăn Việt tại Nhật
    • Tiện ích hàng ngày
    • Thuốc và sức khỏe
    • Đăng ký Mạng & Điện Thoại
  • Cộng đồng Việt
    • Tu nghiệp sinh
    • Tư vấn hỗ trợ
    • Thủ tục – Giấy tờ
    • Thuế – Bảo hiểm – Visa
    • Xin việc làm thêm (Baito)
    • Xin việc tại Nhật
    • Tin người Việt tại Nhật
  • Du Học
    • Thông tin du học
    • Thông tin hội thảo – Học bổng
    • Hồ sơ du học
    • Chia sẻ trải nghiệm
  • Tài liệu
    • Tài liệu N4 & N5
    • Tài liệu N3
      • Ngữ pháp N3
      • Từ vựng – Kanji N3
    • Tài liệu N2
      • Ngữ pháp N2
      • Từ vựng – Kanji N2
    • Tài liệu N1
      • Ngữ pháp N1
      • Từ vựng – Kanji N1
    • Phim Nhật
    • Tiếng Nhật theo chủ đề
    • Các kỳ thi tại Nhật
    • Báo chí Nhật Bản
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
360° Nhật Bản
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm

Tin Hot » Nhật Bản công bố niên hiệu mới 令和 bắt đầu từ 1/5/2019

Nhật Bản công bố niên hiệu mới 令和 bắt đầu từ 1/5/2019

Trong Báo chí Nhật Bản, Tin Hot
Share on FacebookShare on Twitter

Nhật Bản công bố niên hiệu mới

Nhật Bản vừa công bố thay đổi niên hiệu từ Bình Thành (Heisei) thành Lệnh Hòa (Reiwa), từ ngày 1/5 tới, thời điểm Nhật Hoàng Akihito chính thức thoái vị nhường ngôi cho thái tử Naruhito.

Ngày 1-4, tại Văn phòng thủ tướng Nhật Bản (Tokyo) Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga đã giơ cao tấm biển đề hai chữ Reiwa – Lệnh Hoà (令和). Đây sẽ là niên hiệu triều đại mới kể từ ngày 1-5 khi hoàng Thái tử Naruhito đăng quang, chính thức lên ngôi, trở thành Thiên hoàng thứ 126 của Nhật Bản.

Theo thông tin trước đó, Nhật hoàng Akihito sẽ thoái vị, nhường ngôi vào ngày 30-4 tới, như vậy thời kỳ mang tên niên hiệu Bình Thành ( 平成) của ông cũng sẽ chấm dứt vào ngày này.

Tại Nhật Bản, cách tính thời gian theo năm trị vì của nhà vua tồn tại song song với tây lịch. Chẳng hạn năm 2019 sẽ là năm Bình Thành thứ 31 (tính từ lúc Nhật hoàng Akihito lên ngôi năm 1989) cho đến hết ngày 30-4.Nhật Bản công bố niên hiệu mới

Ngày 1-5 hôm sau trở đi cho đến hết năm 2019 sẽ là năm “Lệnh Hoà nguyên niên” (令和元年).

Cũng theo thông lệ, kể từ nay về sau người ta sẽ gọi Nhật hoàng Akihito là Thiên hoàng Bình Thành(平成天皇), tương tự cách gọi Nhật hoàng Hirohito (1926-1989) trước đó là Thiên hoàng Chiêu Hoà (昭和天皇/ Showa), Nhật hoàng Mutsuhito (1867-1912) là Thiên hoàng Minh Trị (明治天皇/ Meiji).Nhật Bản công bố niên hiệu mới

Có thểbạn thích

Tảo Nhật Bản

Top 10 BB cream của Nhật tốt nhất

Top 5 kem dưỡng trắng da body của Nhật tốt nhất 2021

Mua mỹ phẩm The ordinary ở nhật

Nhật Bản sẽ sớm hủy bỏ con dấu

Người dân Nhật Bản vô cùng quan tâm đến việc công bố tên niên hiệu mới – Ảnh: YDN

Niên hiệu là sản phẩm văn hoá Trung Hoa, được các nước nằm trong khối Á Đông như Việt Nam (trước đây), Triều Tiên và Nhật Bản sử dụng. Niên hiệu được coi là biểu tượng quyền lực của nhà vua và hoàng gia.

Niên hiệu thường có nội dung, ý nghĩa tốt đẹp cũng như phản ánh nguyện vọng, ý chí của nhà vua.Nhật Bản công bố niên hiệu mới

Lệnh Hoà – chữ “Lệnh” mô tả về tháng trong khi “Hòa” nhắc tới làn gió xuân mềm mại, dịu dàng. “Hòa” còn có nghĩa hòa bình hay Nhật Bản trong những ngữ cảnh khác (chữ “Hoà” này giống với chữ “Hoà” trong Đại Hoà (大和), tên của một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản, kéo dài từ thế kỷ IV đến thế kỷ VII).Nhật Bản công bố niên hiệu mới

Hay như Thuận Thiên (順天) là tên được hai vị vua khai sáng triều đại Lý Công Uẩn và Lê Lợi chọn làm niên hiệu của mình. Thuận Thiên nghĩa là thuận theo ý trời, hàm ý việc nhà vua lên ngôi là hợp mệnh trời qua đó khẳng định tính chính danh.

Một sắc phong đề “Duy Tân năm thứ năm…”- hai chữ khoanh đỏ là Duy Tân. Ảnh: internet.

Nguồn gốc của niên hiệu thường được lấy lời hay, ý đẹp trong các điển tích, thư tịch cổ. Ví dụ niên hiệu Minh Mạng được lấy từ sáchThượng thư – Hàm hữu nhất đức: “Khắc hưởng thiên tâm, thụ thiên minh mạng” (Được hưởng lòng trời, thì được cái mệnh sáng của trời).

Việc ai đó tuyên bố niên hiệu mới trong khi nhà vua vẫn còn tại vị sẽ là sự thách thức, cũng như mọi việc chế giễu với niên hiệu là sự bất kính lớn, đều là trọng tội.

Đối với vua mới nối ngôi, việc đặt tên niên hiệu có ý nghĩa rất lớn. Điều đó càng quan trọng hơn đối với vị vua khai sáng triều đại, vì thế sự kiện này thường đi kèm việc ban thưởng, đại xá thiên hạ:

Đại Nam thực lụcphần Đệ nhất kỷ- Quyển XVII – Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế chép như sau:

Nhâm Tuất, năm Gia Long thứ 1 (1802), mùa hạ, tháng 5, ngày mồng 1 Canh Ngọ, lập đàn ở đồng An Ninh hợp tế trời đất cáo về việc đặt niên hiệu.

Ngày Tân Mùi, kính cáo vong linh liệt thánh (tổ tiên). Làm lễ xong, vua ngự ở điện, nhận lễ chầu mừng. Đặt niên hiệu là Gia Long, đại xá cho cả nước.

Việc các hoàng đế đặt niên hiệu mới được gọi là kiến nguyên. Nếu hoàng đế nào trong thời gian trị vì nửa chừng muốn đổi niên hiệu khác, vì lý do kể từ khi lấy niên hiệu này thì thiên tai, dịch bệnh… nổi lên khắp nơi, không hợp ý trời, sẽ đổi niên hiệu. Việc này được gọi là cải nguyên, nghĩa là thay đổi kỷ nguyên.

Có hoàng đế chỉ dùng 1 niên hiệu, ngược lại có vị thay đổi rất nhiều niên hiệu trong thời gian tại vị của mình.Nhật Bản công bố niên hiệu mới

Các hoàng đế nhà Minh và Thanh (Trung Quốc) cũng như các hoàng đế nhà Nguyễn (Việt Nam) chỉ sử dụng duy nhất một niên hiệu trong suốt thời gian trị vì, vậy nên các sử gia, người đời sau sẽ dùng niên hiệu để gọi tên hoàng đế của các triều đại này.

Ví dụ: hoàng đế Hồng Vũ ((洪武 – Thái Tổ Chu Nguyên Chương), hoàng đế Vĩnh Lạc (永樂 -Thành Tổ Chu Đệ) nhà Minh, hoàng đế Khang Hy (康熙 -Thánh Tổ Huyền Diệp), hoàng đế Càn Long (乾隆 – Cao Tông Hoằng Lịch) nhà Thanh, hoàng đế Gia Long (嘉隆 – Thế Tổ Nguyễn Ánh), hoàng đế Minh Mạng (明命 – Thánh Tổ Nguyễn Phúc Đảm) nhà Nguyễn, Việt Nam.

Đi vào thực tế, có thể tìm thấy niên hiệu xuất hiện trong những thư tịch văn chương cổ. Ai đọcTruyện Kiều(Nguyễn Du), ở phần mở đầu giới thiệu gia cảnh nhà Thuý Kiều sẽ bắt gặp hai câu:Nhật Bản công bố niên hiệu mới

“Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,

Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng”.

Hay trong những áng văn chương cổ như Tam Quốc diễn nghĩa, người đọc ắt hẳn sẽ bắt gặp những câu kiểu như: “Năm Kiến An thứ 24, mùa thu, tháng bảy, Khổng Minh sai đắp đàn ở Miện Dương, chu vi cả thảy chín dặm…” (Tam Quốc diễn nghĩa, hồi 73).

Theo dòng suy luận trên, kết hợp với tra cứu, ta sẽ dễ dàng biết được Gia Tĩnh là niên hiệu của Minh Thế Tông (triều Minh), Kiến An là niên hiệu thứ năm của Hán hiến đế (triều Hán).

Nhật Bản là đất nước cuối cùng trong khối đồng văn Đông Á vua còn tồn tại. Vì thế việc công bố niên hiệu cho triều đại Thiên hoàng mới rất có ý nghĩa với người dân và hoàng gia.

Lệnh Hoà – cái tên sẽ góp phần và tiếp nối sự tồn tại của nền quân chủ lâu đời nhất thế giới với 2600 năm lịch sử, kể từ Thiên hoàng Thần Vũ.

Những điểm thú vị về niên hiệu các triều đại Việt Nam trong lịch sử:

Có cả thảy 144 niên hiệu được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng. Bắt đầu từ Thiên Đức (天德) (hay Đại Đức- 大德)) 544-548 của Lý Nam Đế nhà tiền Lý và kết thúc ở niên hiệu Bảo Đại (保大) của vua Bảo Đại (tên thật Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ) triều Nguyễn.

Thuận Thiên (順天) là tên được cả hai vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) của nhà Lý và Lê Thái Tổ (Lê Lợi) của nhà hậu Lê chọn làm niên hiệu.

Lý Nhân Tông là hoàng đế có nhiều niên hiệu nhất với 8 niên hiệu cả thảy gồm:

– Thái Ninh (太寧) (1072-1076)

– Anh Vũ Chiêu Thắng (英武昭勝) (1076-1084)

– Quảng Hựu (廣祐) (1085-1092)

– Hội Phong (會豐) (1092-1100)

– Long Phù (龍符) (1101-1109)

– Hội Tường Đại Khánh (會祥大慶) (1110-1119)

– Thiên Phù Duệ Vũ (1120-1126)( 天符睿武)

– Thiên Phù Khánh Thọ (天符慶壽)(1127-1127).

Thông thường niên hiệu chỉ có hai chữ, riêng các vua triều Lý rất thích sử dụng tới 4 chữ.

Tags: Nhật Bản công bố niên hiệu mới 令和nhật bản đổi niên hiệureiwa令和
ShareTweet

Có thể bạn chưa biết

Thuốc và sức khỏe

Tảo Nhật Bản

Sinh hoạt thường nhật

Top 10 BB cream của Nhật tốt nhất

Sinh hoạt thường nhật

Top 5 kem dưỡng trắng da body của Nhật tốt nhất 2021

Tiện ích hàng ngày

Mua mỹ phẩm The ordinary ở nhật

Tin Hot

Nhật Bản sẽ sớm hủy bỏ con dấu

Sinh hoạt thường nhật

Top 5 sữa rửa mặt cho da mụn tốt nhất của Nhật

Sinh hoạt thường nhật

Top 5 loại máy rửa mặt của Nhật thịnh hành nhất hiện này

Sinh hoạt thường nhật

TOP 3 loại kem chống nắng Nhật Bản hiệu quả nhất hiện nay

Sinh hoạt thường nhật

Top những dòng sản phẩm tốt nhất của Kraice

Bài tiếp theo

Tuần lễ Vàng được nghỉ 10 ngày "lợi bất cập hại"

Chi tiết về thuế thu nhập ở Nhật Bản và mức lương thực lĩnh sau thuế

[Tiếng Nhật sơ cấp] - Học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragara

Fanpage 360° Nhật Bản

360 Nhật Bản

Topics

bột gạo nếp ở nhậtbột gạo ở nhậtbột làm bánh trôi ở nhậtbột làm bánh ở nhậtbột làm trân châubột mì ở nhậtbột năng ở nhậtBột nếp Nhậtbột nở ở nhậtchứng nhận tư cách lưu trúcuộc sống nhật bảndu học nhật bảndu học sinh nhật bảndu lịch nhật bảngiao thông nhật bảngiáo dục nhật bảngái nhậthoa anh đàoJlpt N4Kem chống nắng của Nhậtkem chống nắng hiệu quả nhấtkem chống nắng nhật bảnkem dưỡng da nhật bảnKem dưỡng trắng da của Nhậtkem trị mụn của Nhậtlễ hội nhật bảnngữ pháp N3ngữ pháp n4nhật bảnsữa rửa mặtSữa rửa mặt của Nhậtsữa rửa mặt nhật bảntop kem chống nắngtu nghiệp sinhTừ vựng - kanji N1Từ vựng - kanji N2từ vựng tiếng nhật theo chủ đềvăn hóa nhật bảnxin visa nhật bảnxin visa vĩnh trú ở NhậtXuất Khẩu lao động Nhật Bảny tế nhật bảnđăng ký điện thoại ở nhậtẩm thực nhật bản花粉症

Chuyên mục

  • Ẩm thực Nhật Bản
  • Báo chí Nhật Bản
  • Các kỳ thi tại Nhật
  • Chia sẻ trải nghiệm
  • Cộng đồng Việt
  • Cuộc Sống
  • Đăng ký Mạng & Điện Thoại
  • Dịch Virus corona| COVID-19
  • Đồ ăn Việt tại Nhật
  • Du Học
  • Du lịch Nhật Bản
  • Hồ sơ du học
  • Ngữ pháp N1
  • Ngữ pháp N2
  • Ngữ pháp N3
  • Ngữ pháp N3 tổng hợp
  • Nhạc Nhật Bản
  • Nhật Bản
  • Phim Nhật
  • Quyền lợi và nghĩa vụ người Việt tại Nhật
  • Sinh hoạt thường nhật
  • Tài liệu
  • Tài liệu N1
  • Tài liệu N2
  • Tài liệu N3
  • Tài liệu N4 & N5
  • Thông tin du học
  • Thông tin hội thảo – Học bổng
  • Thủ tục – Giấy tờ
  • Thuế – Bảo hiểm – Visa
  • Thuốc và sức khỏe
  • Tiện ích hàng ngày
  • Tiếng Nhật theo chủ đề
  • Tin Hot
  • Tin người Việt tại Nhật
  • Tu nghiệp sinh
  • Tư vấn hỗ trợ
  • Từ vựng – Kanji N1
  • Từ vựng – Kanji N2
  • Từ vựng – Kanji N3
  • Văn Hóa Du Lịch
  • Văn hóa Nhật Bản
  • VLOG
  • Xin việc làm thêm (Baito)
  • Xin việc tại Nhật

Tin nhiều người xem

Hướng dẫn xem kết quả xổ số Nhật Bản

Tổng hợp ngữ pháp N3 (123 mẫu câu có giải nghĩa bằng tiếng Việt)

Tổng hợp ngữ pháp N4 (Có giải nghĩa đầy đủ và chi tiết nhất)

Bột làm bánh ở nhật

Mua bột làm bánh ở Nhật

Tìm kiếm

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm

Tin nên đọc

Top 5 loại bỉm của nhật tốt nhật hiện nay

Sữa bột của Nhật dành cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi

Cách tính điểm xin visa vĩnh trú tại Nhật Bản

Cổng thông tin điện tử phi lợi nhuận 360 độ Nhật Bản, tổng hợp những thông tin về văn hóa Nhật Bản, du lịch nhật bản, ẩm thực Nhật Bản và những câu chuyện xoay quanh cuộc sống của người Việt Nam tại Nhật. Chia sẻ những kinh nghiệm quý giá trong công cuộc tìm kiếm tương lai tại đất nước mặt trời mọc.

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Tin Hot
  • Nhật Bản
  • Văn Hóa Du Lịch
    • Văn hóa Nhật Bản
    • Du lịch Nhật Bản
    • Ẩm thực Nhật Bản
  • Cuộc Sống
    • Quyền lợi và nghĩa vụ người Việt tại Nhật
    • Sinh hoạt thường nhật
    • Đồ ăn Việt tại Nhật
    • Tiện ích hàng ngày
    • Thuốc và sức khỏe
    • Đăng ký Mạng & Điện Thoại
  • Cộng đồng Việt
    • Tu nghiệp sinh
    • Tư vấn hỗ trợ
    • Thủ tục – Giấy tờ
    • Thuế – Bảo hiểm – Visa
    • Xin việc làm thêm (Baito)
    • Xin việc tại Nhật
    • Tin người Việt tại Nhật
  • Du Học
    • Thông tin du học
    • Thông tin hội thảo – Học bổng
    • Hồ sơ du học
    • Chia sẻ trải nghiệm
  • Tài liệu
    • Tài liệu N4 & N5
    • Tài liệu N3
      • Ngữ pháp N3
      • Từ vựng – Kanji N3
    • Tài liệu N2
      • Ngữ pháp N2
      • Từ vựng – Kanji N2
    • Tài liệu N1
      • Ngữ pháp N1
      • Từ vựng – Kanji N1
    • Phim Nhật
    • Tiếng Nhật theo chủ đề
    • Các kỳ thi tại Nhật
    • Báo chí Nhật Bản

Bản Quyền Thuộc Về 360 độ Nhật Bản Nghiêm cấm mọi hành vi Copy hay repost