Chủ Nhật, Tháng Năm 18, 2025
360° Nhật Bản
  • Trang chủ
  • Tin Hot
  • Nhật Bản
  • Văn Hóa Du Lịch
    • Văn hóa Nhật Bản
    • Du lịch Nhật Bản
    • Ẩm thực Nhật Bản
  • Cuộc Sống
    • Quyền lợi và nghĩa vụ người Việt tại Nhật
    • Sinh hoạt thường nhật
    • Đồ ăn Việt tại Nhật
    • Tiện ích hàng ngày
    • Thuốc và sức khỏe
    • Đăng ký Mạng & Điện Thoại
  • Cộng đồng Việt
    • Tu nghiệp sinh
    • Tư vấn hỗ trợ
    • Thủ tục – Giấy tờ
    • Thuế – Bảo hiểm – Visa
    • Xin việc làm thêm (Baito)
    • Xin việc tại Nhật
    • Tin người Việt tại Nhật
  • Du Học
    • Thông tin du học
    • Thông tin hội thảo – Học bổng
    • Hồ sơ du học
    • Chia sẻ trải nghiệm
  • Tài liệu
    • Tài liệu N4 & N5
    • Tài liệu N3
      • Ngữ pháp N3
      • Từ vựng – Kanji N3
    • Tài liệu N2
      • Ngữ pháp N2
      • Từ vựng – Kanji N2
    • Tài liệu N1
      • Ngữ pháp N1
      • Từ vựng – Kanji N1
    • Phim Nhật
    • Tiếng Nhật theo chủ đề
    • Các kỳ thi tại Nhật
    • Báo chí Nhật Bản
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Tin Hot
  • Nhật Bản
  • Văn Hóa Du Lịch
    • Văn hóa Nhật Bản
    • Du lịch Nhật Bản
    • Ẩm thực Nhật Bản
  • Cuộc Sống
    • Quyền lợi và nghĩa vụ người Việt tại Nhật
    • Sinh hoạt thường nhật
    • Đồ ăn Việt tại Nhật
    • Tiện ích hàng ngày
    • Thuốc và sức khỏe
    • Đăng ký Mạng & Điện Thoại
  • Cộng đồng Việt
    • Tu nghiệp sinh
    • Tư vấn hỗ trợ
    • Thủ tục – Giấy tờ
    • Thuế – Bảo hiểm – Visa
    • Xin việc làm thêm (Baito)
    • Xin việc tại Nhật
    • Tin người Việt tại Nhật
  • Du Học
    • Thông tin du học
    • Thông tin hội thảo – Học bổng
    • Hồ sơ du học
    • Chia sẻ trải nghiệm
  • Tài liệu
    • Tài liệu N4 & N5
    • Tài liệu N3
      • Ngữ pháp N3
      • Từ vựng – Kanji N3
    • Tài liệu N2
      • Ngữ pháp N2
      • Từ vựng – Kanji N2
    • Tài liệu N1
      • Ngữ pháp N1
      • Từ vựng – Kanji N1
    • Phim Nhật
    • Tiếng Nhật theo chủ đề
    • Các kỳ thi tại Nhật
    • Báo chí Nhật Bản
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
360° Nhật Bản
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm

Cộng đồng Việt » Thuế - Bảo hiểm - Visa » Những việc cần làm sau khi bảo lãnh con sang Nhật

Những việc cần làm sau khi bảo lãnh con sang Nhật

Trong Cộng đồng Việt, Thuế - Bảo hiểm - Visa, Tin Hot
Share on FacebookShare on Twitter

Bảo lãnh con sang Nhật

Có rất nhiều việc phải làm sau khi bảo lãnh con sang đến Nhật – một môi trường hoàn toàn mới với con, ít bạn bè người thân cũng như rất nhiều loại giấy tờ thủ tục cần phải hoàn thành. Ở bài viết dưới đây, 360 Nhật Bản xin giới thiệu về những thủ tục cần làm khi con mới sang Nhật, cũng như cung cấp những thông tin giúp bé nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống ở Nhật.Bảo lãnh con sang Nhật

1.Thủ tục cần làm sau khi bảo lãnh con sang Nhật

Sau khi con sang tới Nhật, bố mẹ cần làm ngay các thủ tục nhập hộ tịch cho con theo bố/mẹ (người chủ hộ), đăng ký nhận trợ cấp y tế, trợ cấp hàng tháng cũng như đăng ký bảo hiểm và xác nhận các thông tin về lịch tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho con tại quận/ thành phố . Bố mẹ có thể làm các thủ tục này mà không cần dẫn con theo trong trường hợp bé dưới 15 tuổi. Khi đi làm thủ tục, cần mang theo tất cả các loại giấy tờ của con (hộ chiếu, thẻ lưu trú 在留カード, giấy khai sinh của con kèm bản dịch tiếng Nhật) cũng như giấy tờ của bố/mẹ như thẻ lưu trú, inkan, sổ ngân hàng để nhận tiền trợ cấp hàng tháng.Bảo lãnh con sang Nhật

Thông tin chi tiết cũng như thứ tự làm các giấy tờ sẽ được hướng dẫn ở quận/ thành phố khi đến làm thủ tục, 360 Nhật Bản chỉ liệt kê các thủ tục cần làm cũng như lưu ý các điểm quan trọng dưới đây.

  • Thủ tục nhập hộ tịch cho con 入籍届(にゅうせきとどけ)

  • Đăng ký trợ cấp y tế cho trẻ 子ども医療費助成 (こどもいりょうひじょせい)

  • Đăng ký nhận trợ cấp hàng tháng cho trẻ 児童手当(じどうてあて)

Trợ cấp hàng tháng cho trẻ sẽ được cấp từ tháng tiếp theo thời điểm đăng ký. Bởi vậy nếu con bạn sang Nhật vào thời điểm cuối tháng, nên nhanh chóng lên quận/thành phố nơi sinh sống để làm thủ tục trong tháng đó, tránh việc thiệt 1 tháng tiền trợ cấp chỉ vì chênh lệch một vài ngày đăng ký nhé.Bảo lãnh con sang Nhật

Tiền trợ cấp hàng tháng này thường được chuyển khoản vào tài khoản của chủ hộ hoặc người có thu nhập cao hơn trong gia đình. Nếu mẹ đi làm giấy tờ cần lưu ý mang thẻ ngân hàng, thẻ lưu trú của bố để làm thủ tục.Bảo lãnh con sang Nhật

Có thểbạn thích

Cách tính điểm xin visa vĩnh trú tại Nhật Bản

Tảo Nhật Bản

Top 10 BB cream của Nhật tốt nhất

Top 5 kem dưỡng trắng da body của Nhật tốt nhất 2021

Mua mỹ phẩm The ordinary ở nhật

  • Đăng ký làm thẻ bảo hiểm cho con 健康保険証(けんこうほけんしょう)

Trong trường hợp cả hai bố mẹ đều theo bảo hiểm quốc dân 国民健康保険(こくみんけんこうほけん), đăng ký thẻ bảo hiểm cho con tại quận/ thành phố cùng với các thủ tục ở trên.

Trong trường hợp bố/mẹ theo bảo hiểm xã hội, cần hỏi công ty nơi bố/mẹ làm việc để được hướng dẫn cụ thể. Tuỳ loại bảo hiểm sẽ chỉ định con sẽ theo bảo hiểm của bố, hay cho phép lựa chọn con theo bảo hiểm của bố hoặc mẹ, thông tin này cũng cần được bố/mẹ trực tiếp hỏi bộ phận nhân sự của công ty.

  • Về lịch tiêm phòng/ khám sức khoẻ định kỳ của con

Sau khi đăng ký trợ cấp y tế cho con, bé sẽ được phát sổ mẹ con 母子手帳(ぼしてちょう), trong đó có ghi chi tiết lịch tiêm phòng và lịch khám sức khoẻ định kỳ. Bố mẹ cần hỏi luôn ở quận về việc con đã tiêm phòng ở Việt Nam sẽ tiêm các mũi còn lại như thế nào.

Nhìn chung, quận sẽ hướng dẫn đem sổ mẹ con và sổ tiêm phòng các mũi con đã tiêm ở Việt Nam đến trung tâm quản lý sức khoẻ 保健センター(ほけんセンター)để được kiểm tra các mũi còn thiếu, sau đó vài tuần quận sẽ gửi giấy các mũi tiêm miễn phí cũng như trước mốc khám định kỳ sẽ gửi giấy khám miễn phí về tận nhà.Bảo lãnh con sang Nhật

Chú ý có các mũi tiêm không được miễn phí nhưng được khuyên nên tiêm cho con, bố mẹ cũng cần hỏi thông tin cũng như tìm hiểu để không bỏ sót các mũi tiêm cần thiết cho con.

2.Thủ tục liên quan đến việc học của con

Tuỳ vào độ tuổi của con ở lớp mẫu giáo hay từ tiểu học trở lên mà những lưu ý liên quan đến việc học của con cũng khác nhau. Các hướng dẫn liên quan đến việc xin học/nhập học cho con có thể hỏi tại quận/ thành phố, tuy nhiên bố mẹ cũng cần tìm hiểu thông tin trước khi con sang Bảo lãnh con sang Nhật

Ngoài ra, khác với Việt Nam, ở Nhật khai giảng năm học mới vào tháng 4, bởi vậy cũng cần lưu ý thời điểm đưa con sang cũng như tính độ tuổi con vào lớp theo mốc thời gian tháng 4 này nhé.

Ví dụ:

Con bạn sinh tháng 5/2016:

→ tháng 4/2019 chưa tròn 3 tuổi nên sẽ theo học lớp 2 tuổi từ tháng 4/2019 ~ 3/2020

Con bạn sinh tháng 3/2016:

→ tháng 4/2019 đã tròn 3 tuổi, bởi vậy học ở lớp 3 tuổi. tháng 4/2019 ~ 3/2020

Với các bé từ 0-5 tuổi

Nhà trẻ của Nhật có thể đăng ký vào giữa chừng chứ không cần đợi đến kỳ nhập học mới với điều kiện còn chỗ trống. Thông tin về danh sách nhà trẻ, số lượng tuyển sinh cũng như hồ sơ nộp có thể hỏi ở ban phụ trách nhà trẻ tại quận/ thành phố sinh sống. Bảo lãnh con sang Nhật

Tuy nhiên, nếu lớp 4-5 tuổi vẫn có khả năng vào giữa chừng, thì lớp 0-3 tuổi việc vào giữa chừng là rất khó, đặc biệt lớp 0-1 tuổi do số lượng trẻ đông hơn nhiều số lượng nhà trẻ có thể tiếp nhận. Bởi vậy bố mẹ nên chủ động tìm hiểu sớm về tình hình nhà trẻ ở nơi sinh sống có khó vào hay không, lứa tuổi cũng như thời điểm nộp hồ sơ để con có thể vào nhà trẻ, tránh việc con sang một thời gian dài mà vẫn không đi được nhà trẻ. Với những nơi khó đỗ nhà trẻ, thời điểm dễ đỗ nhà trẻ nhất là tháng 4 kỳ học mới, hạn nộp hồ sơ sẽ là tháng 10-12 của năm trước đó tuỳ quận/ thành phố, bởi vậy cần có sự chuẩn bị sớm về việc nộp hồ sơ.

Ngoài ra, với những nơi khó đỗ nhà trẻ, bố hoặc mẹ ở nhà/đi làm ít cũng không có khả năng vào được nhà trẻ, bởi vậy cần tìm hiểu trước về điều kiện làm việc cũng như xin việc sớm để lấy giấy xác nhận làm việc và nộp hồ sơ vào nhà trẻ. Bảo lãnh con sang Nhật

Với các bé từ tiểu học trở lên

Ở Nhật giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc, bởi vậy dù con bạn sang thời điểm nào bé cũng sẽ có quyền lợi được đi học. Bố mẹ cần hỏi thông tin về việc nhập học của con tại ban phụ trách trường học trong quận/thành phố. Bảo lãnh con sang Nhật

Nếu con bạn sang Nhật trước thời điểm nhập học vào lớp 1 (tháng 4 hàng năm) thì khoảng tầm tháng 10 -12 năm trước đó quận sẽ gửi giấy tờ liên quan đến việc nhập học của con. Bố mẹ cần lưu ý các giấy tờ của quận gửi về và làm theo hướng dẫn về việc đến phỏng vấn tại trường cũng như khám sức khoẻ của con,…

Cần chuẩn bị gì về vấn đề ngôn ngữ tiếng Nhật cho con

Khi quyết định đón con sang Nhật, một điều nhiều bố mẹ lo lắng là vấn đề ngôn ngữ như : con đến lớp nghe cô giáo và các bạn nói có hiểu gì không, con có chơi và sinh hoạt được với các bạn không, có cần phải dạy tiếng Nhật trước cho con hay không,…Tuỳ vào lứa tuổi khác nhau mà sự chuẩn bị cũng khác, bố mẹ có thể tham khảo gợi ý của 360 Nhật Bản ở dưới đây liên quan đến vấn đề ngôn ngữ của con. Bảo lãnh con sang Nhật

Với các bé từ 0-5 tuổi

Ở độ tuổi này, các bé làm quen rất nhanh và bố mẹ không cần phải lo lắng nhiều. Nhiều mẹ Việt đưa con sang cũng có chia sẻ chỉ tầm sau 1 tháng con đã chơi rất vui với các bạn ở lớp, cũng như sau vài tháng con bắt đầu nói được tiếng Nhật và không còn trở ngại gì ở nhà trẻ.

Tất nhiên khoảng mấy tuần đầu đi học, con chưa quen và lạ lẫm với ngôn ngữ ở lớp và việc thấy buồn là điều khó tránh khỏi. Thời gian này bố mẹ có thể tích cực hỏi chuyện cũng như động viên con, cuối tuần đưa con đi chơi ở các khu vui chơi dành cho bé (giới thiệu chi tiết ở mục 5 bên dưới) cũng sẽ giúp con nhanh vượt qua giai đoạn đầu này. Bảo lãnh con sang Nhật

Một vấn đề nữa nhiều gia đình băn khoăn là có nên dạy tiếng Nhật cho con, hay dùng tiếng Nhật để nói chuyện với con, giúp con nhanh nói được tiếng Nhật ở lớp hay không. Tuy nhiên, nếu tiếng Nhật của bố/mẹ không tốt lắm, thì việc dùng tiếng Nhật với con lại thành trở ngại cho việc bố mẹ và con có thể thoải mái tâm sự và nắm được tình hình của con ở lớp. Chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn cùng con qua thời gian đầu, bé sẽ sử dụng được tiếng Nhật rất nhanh và thành thạo, thậm chí dần quên tiếng Việt, nên việc bố mẹ và con cùng duy trì việc nói tiếng Việt ở nhà sẽ là việc cần chú ý hơn.

Với các bé từ tiểu học trở lên

Với các bé chuẩn bị vào tiểu học cũng như vào giữa chừng tiểu học, trung học, có thể yêu cầu trường/quận sinh sống hỗ trợ giờ tiếng Nhật cho con cũng như bố mẹ có thể hướng dẫn con học/ cho con theo học lớp tiếng Nhật trong thời gian đầu.

Về hỗ trợ của trường/ quận

Trong hồ sơ nhập học của con do quận/thành phố gửi có mục ghi nguyện vọng, bố mẹ có thể điền vào phần nội dung muốn con được học thêm/hỗ trợ thêm về tiếng Nhật hoặc trực tiếp thảo luận(相談)tại ban phụ trách trường học của quận về chế độ hỗ trợ tiếng Nhật cho các bé người nước ngoài. Tuỳ theo khu vực sinh sống mà các quận có chế độ khác nhau như cử giáo viên tiếng Nhật hỗ trợ các bé tại trường theo học hoặc cung cấp danh sách các trường có giờ phụ đạo tiếng Nhật. Trong trường hợp giờ phụ đạo tiếng Nhật không được thực hiện tại trường con theo học, bố mẹ cần đưa đón con đến lớp phụ đạo tiếng Nhật, bởi vậy bố mẹ cũng nên hỏi rõ thông tin về việc này để sắp xếp công việc.

Về chuẩn bị mà bố mẹ có thể hỗ trợ con

Ngoài việc nhận hỗ trợ của trường/quận, trong trường hợp bố mẹ biết tiếng Nhật có thể cho con làm quen với bảng chữ cái Hiragana, Katakana để con không bị quá bất ngờ khi bắt đầu theo học. Ngoài ra, bố mẹ có thể trực tiếp dạy hoặc nhờ người quen dạy con một chút tiếng Nhật theo giáo trình tiếng Nhật cho trẻ em 『こどものにほんご』

Tuy nhiên, điều quan trọng là việc hướng dẫn con học tiếng Nhật này chỉ thực hiện để con làm quen và có hứng thú với tiếng Nhật hơn, chứ không phải ép con học quá nhiều. Thời gian làm quen với tiếng Nhật này cũng nên được quy định thời gian nhất định trong buổi tối, còn lại bố mẹ vẫn nên duy trì việc giao tiếp bằng tiếng Việt với con.Bảo lãnh con sang Nhật

Cuối cùng, nếu bố mẹ không có nhiều thời gian, cũng như không tự tin về việc tự dạy con, có thể cho con theo học lớp tiếng Nhật dành cho người nước ngoài của Kumon.Bảo lãnh con sang Nhật

Các thông tin liên quan đến sức khoẻ của con

Sau khi làm các thủ tục đăng ký nhận sổ mẹ con, thẻ trợ cấp y tế,…cho con tại quận/ thành phố, thường các quận sẽ phát một cuốn sổ bao gồm các thông tin hữu ích liên quan đến các phòng khám ở trong quận/thành phố, cũng như các nơi khám cuối tuần/ ngày lễ, các nơi thực hiện tiêm phòng và khám định kỳ, cũng như các số điện thoại y tế khi con sốt cao – co giật hay có các triệu chứng mà bố mẹ không biết nên xử lý hay đưa ra quyết định gọi cấp cứu hay không. Bố mẹ cần nghiên cứu kỹ cuốn sổ này và ghi chú lại các thông tin dưới đây.

Phòng khám nhi(小児科)

Nên tìm hiểu các phòng khám nhi gần nhà, hoặc gần ga, gần trường con theo học, cũng như có giờ khám muộn hoặc thuận tiện để cho con đi khám sau khi tan học.

Nếu bố mẹ không nói tốt tiếng Nhật, có thể tra thêm tin phòng khám có dùng được tiếng Anh hay không.

Phòng khám cuối tuần/ ngày lễ

Cuối tuần, đặc biệt chủ nhật và các ngày lễ nhiều phòng khám nghỉ, bởi vậy bố mẹ cũng nên tra cứu trước về thông tin về các phòng khám cuối tuần/ ngày lễ để chủ động khi con ốm đột ngột. Tuỳ từng khu vực sẽ có các phòng khám đặc biệt do quận thực hiện để khám cho bé vào các ngày cuối tuần/ ngày lễ, hoặc phòng cấp cứu của các bệnh viện.

Ngoài ra, có dịch vụ khám tại nhà của các phòng khám (chi phí cao) hoặc dịch phụ khám tại nhà do hiệp hội y tế thực hiện và có hỗ trợ hầu hết chi phí khám – cấp thuộc, bố mẹ chỉ phải trả tiền đi lại và một phần phí nhỏ là dịch vụ Fast doctor (tuy nhiên chỉ mới triển khai ở một vài khu vực như Tokyo, một vài khu vực của Chiba, Saitama) bố mẹ cũng nên tìm hiểu trước thông tin để chủ động các tình huống liên quan đến sức khoẻ của con.

3.Các thông tin hữu ích để con sớm hoà nhập với cuộc sống mới

Cuối cùng, khi con mới sang một đất nước mới, xa người thân ở Việt Nam cũng như ít bạn cùng lứa tuổi, việc đưa con đi chơi, tiếp xúc với những người bạn cùng lứa tuổi sẽ giúp con hoà nhập cuộc sống nhanh hơn.

Các khu vui chơi miễn phí ở Nhật rất nhiều và đa dạng, 360 Nhật Bản xin giới thiệu các từ khoá để bố mẹ có thể tra cứu thông tin ở khu vực sinh sống.

児童館(じどうかん)・児童室(じどうしつ)

Khu vui chơi dành cho các bé ở quận/thành phố.

Có rất nhiều đồ chơi/ truyện tranh cũng như các hoạt động đọc sách cho bé nghe, tổ chức sinh nhật,… cho bé.

Ở các khu vui chơi này thường miễn phí và có phòng dành cho con bú cũng như phòng thay bỉm cho bé, cũng như nhiều bé cùng lứa tuổi đến chơi và giao lưu.

Ngoài ra, với các bé chưa đi học, ở các khu vui chơi này cũng để nhiều poster thông tin về những ngày có thể đến chơi tại các nhà trẻ trong quận, cũng như sử dụng bể bơi, khu vui chơi,…

公園(こうえん)・児童遊園(じどうゆうえん)

Ở Nhật rất nhiều các công viên quy mô từ nhỏ đến to, bố mẹ có thể tra cứu về công viên nói chung, hoặc các công viên chuyên cho các bé chơi 児童遊園 sẽ có nhiều trò chơi thích hợp với lứa tuổi của bé.

図書館(としょかん)

Thư viện của quận/thành phố là nơi các bạn có thể mượn sách về giáo dục trẻ, cũng như tuỳ thư viện sẽ có những khu vực sách dành riêng cho các bé từ 0 tuổi cho đến lứa tuổi tiểu học, trung học,….với rất nhiều sách tranh, cũng như thú bông, góc đọc sách phù hợp với lứa tuổi của bé. Bảo lãnh con sang Nhật

Tuỳ khu vực mà ở thư viện cũng tổ chức các buổi đọc sách cho bé hay các hoạt động cùng làm sách, vẽ tranh,.. cho các bé. Bảo lãnh con sang Nhật

デパート/ショッピングモール

Ở các khu mua sắm lớn, rất nhiều nơi có khu vực chơi miễn phí dành cho các bé, bố mẹ có thể tra với từ khoáキッズスペース

Ngoài ra, để tra cứu thông tin nơi mẹ và bé nghỉ ngơi, cũng như chỗ thay bỉm, chỗ pha sữa, hâm nóng đồ ăn cho bé, bố mẹ có thể tra với từ khoáベビー休憩室 Bảo lãnh con sang Nhật

Rất mong với các thông tin mà 360 Nhật Bản cung cấp ở trên, bố mẹ sẽ yên tâm hơn để đón con sang đoàn tụ, cũng như con nhanh chóng hoà nhập được với môi trường mới! Bảo lãnh con sang Nhật

Tags: bảo lãnh con sang nhậtthủ tục bảo lãnh con sang Nhật
ShareTweet

Có thể bạn chưa biết

Cộng đồng Việt

Cách tính điểm xin visa vĩnh trú tại Nhật Bản

Thuốc và sức khỏe

Tảo Nhật Bản

Sinh hoạt thường nhật

Top 10 BB cream của Nhật tốt nhất

Sinh hoạt thường nhật

Top 5 kem dưỡng trắng da body của Nhật tốt nhất 2021

Tiện ích hàng ngày

Mua mỹ phẩm The ordinary ở nhật

Tin Hot

Nhật Bản sẽ sớm hủy bỏ con dấu

Sinh hoạt thường nhật

Top 5 sữa rửa mặt cho da mụn tốt nhất của Nhật

Sinh hoạt thường nhật

Top 5 loại máy rửa mặt của Nhật thịnh hành nhất hiện này

Sinh hoạt thường nhật

TOP 3 loại kem chống nắng Nhật Bản hiệu quả nhất hiện nay

Bài tiếp theo

Trợ cấp sinh con ở Nhật Bản|Sinh em bé lĩnh ngay 85 triệu VNĐ

Các loại mặt nạ Nhật Bản "thần thánh" nhất hiện nay

Vì sao người nhật luôn đeo khẩu trang khi ra đường |Văn hoá đeo khẩu trang ở Nhật

Fanpage 360° Nhật Bản

360 Nhật Bản

Topics

bột gạo nếp ở nhậtbột gạo ở nhậtbột làm bánh trôi ở nhậtbột làm bánh ở nhậtbột làm trân châubột mì ở nhậtbột năng ở nhậtBột nếp Nhậtbột nở ở nhậtchứng nhận tư cách lưu trúcuộc sống nhật bảndu học nhật bảndu học sinh nhật bảndu lịch nhật bảngiao thông nhật bảngiáo dục nhật bảngái nhậthoa anh đàoJlpt N4Kem chống nắng của Nhậtkem chống nắng hiệu quả nhấtkem chống nắng nhật bảnkem dưỡng da nhật bảnKem dưỡng trắng da của Nhậtkem trị mụn của Nhậtlễ hội nhật bảnngữ pháp N3ngữ pháp n4nhật bảnsữa rửa mặtSữa rửa mặt của Nhậtsữa rửa mặt nhật bảntop kem chống nắngtu nghiệp sinhTừ vựng - kanji N1Từ vựng - kanji N2từ vựng tiếng nhật theo chủ đềvăn hóa nhật bảnxin visa nhật bảnxin visa vĩnh trú ở NhậtXuất Khẩu lao động Nhật Bảny tế nhật bảnđăng ký điện thoại ở nhậtẩm thực nhật bản花粉症

Chuyên mục

  • Ẩm thực Nhật Bản
  • Báo chí Nhật Bản
  • Các kỳ thi tại Nhật
  • Chia sẻ trải nghiệm
  • Cộng đồng Việt
  • Cuộc Sống
  • Đăng ký Mạng & Điện Thoại
  • Dịch Virus corona| COVID-19
  • Đồ ăn Việt tại Nhật
  • Du Học
  • Du lịch Nhật Bản
  • Hồ sơ du học
  • Ngữ pháp N1
  • Ngữ pháp N2
  • Ngữ pháp N3
  • Ngữ pháp N3 tổng hợp
  • Nhạc Nhật Bản
  • Nhật Bản
  • Phim Nhật
  • Quyền lợi và nghĩa vụ người Việt tại Nhật
  • Sinh hoạt thường nhật
  • Tài liệu
  • Tài liệu N1
  • Tài liệu N2
  • Tài liệu N3
  • Tài liệu N4 & N5
  • Thông tin du học
  • Thông tin hội thảo – Học bổng
  • Thủ tục – Giấy tờ
  • Thuế – Bảo hiểm – Visa
  • Thuốc và sức khỏe
  • Tiện ích hàng ngày
  • Tiếng Nhật theo chủ đề
  • Tin Hot
  • Tin người Việt tại Nhật
  • Tu nghiệp sinh
  • Tư vấn hỗ trợ
  • Từ vựng – Kanji N1
  • Từ vựng – Kanji N2
  • Từ vựng – Kanji N3
  • Văn Hóa Du Lịch
  • Văn hóa Nhật Bản
  • VLOG
  • Xin việc làm thêm (Baito)
  • Xin việc tại Nhật

Tin nhiều người xem

Hướng dẫn xem kết quả xổ số Nhật Bản

Tổng hợp ngữ pháp N3 (123 mẫu câu có giải nghĩa bằng tiếng Việt)

Tổng hợp ngữ pháp N4 (Có giải nghĩa đầy đủ và chi tiết nhất)

Bột làm bánh ở nhật

Mua bột làm bánh ở Nhật

Tìm kiếm

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm

Tin nên đọc

Top 5 loại bỉm của nhật tốt nhật hiện nay

Sữa bột của Nhật dành cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi

Cách tính điểm xin visa vĩnh trú tại Nhật Bản

Cổng thông tin điện tử phi lợi nhuận 360 độ Nhật Bản, tổng hợp những thông tin về văn hóa Nhật Bản, du lịch nhật bản, ẩm thực Nhật Bản và những câu chuyện xoay quanh cuộc sống của người Việt Nam tại Nhật. Chia sẻ những kinh nghiệm quý giá trong công cuộc tìm kiếm tương lai tại đất nước mặt trời mọc.

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Tin Hot
  • Nhật Bản
  • Văn Hóa Du Lịch
    • Văn hóa Nhật Bản
    • Du lịch Nhật Bản
    • Ẩm thực Nhật Bản
  • Cuộc Sống
    • Quyền lợi và nghĩa vụ người Việt tại Nhật
    • Sinh hoạt thường nhật
    • Đồ ăn Việt tại Nhật
    • Tiện ích hàng ngày
    • Thuốc và sức khỏe
    • Đăng ký Mạng & Điện Thoại
  • Cộng đồng Việt
    • Tu nghiệp sinh
    • Tư vấn hỗ trợ
    • Thủ tục – Giấy tờ
    • Thuế – Bảo hiểm – Visa
    • Xin việc làm thêm (Baito)
    • Xin việc tại Nhật
    • Tin người Việt tại Nhật
  • Du Học
    • Thông tin du học
    • Thông tin hội thảo – Học bổng
    • Hồ sơ du học
    • Chia sẻ trải nghiệm
  • Tài liệu
    • Tài liệu N4 & N5
    • Tài liệu N3
      • Ngữ pháp N3
      • Từ vựng – Kanji N3
    • Tài liệu N2
      • Ngữ pháp N2
      • Từ vựng – Kanji N2
    • Tài liệu N1
      • Ngữ pháp N1
      • Từ vựng – Kanji N1
    • Phim Nhật
    • Tiếng Nhật theo chủ đề
    • Các kỳ thi tại Nhật
    • Báo chí Nhật Bản

Bản Quyền Thuộc Về 360 độ Nhật Bản Nghiêm cấm mọi hành vi Copy hay repost