cách đưa ra ý kiến lịch sự tại công sở
Với những người muốn làm việc và phát triển ở Nhật, hay kể cả với chính người dân Nhật Bản, việc sử dụng đúng sonkeigo (kính ngữ), kenjougo (ngữ khiêm nhường) và teineigo (ngữ lịch sự) trong ngữ cảnh phù hợp dường như là một điều rắc rối.
Tham khảo : Cách trao và nhận danh thiếp khi gặp khách hàng hay đối tác làm ăn tại Nhật
Tuy nhiên, khả năng vận dụng những kính ngữ này thành thạo chắc chắn có ích trong việc giúp bạn trở thành một nhân vật đáng chú ý trong phòng họp, mở ra những cơ hội nghề nghiệp mới và tạo cho bạn vẻ chín chắn và có sức thuyết phục hơn.
Sau đây là một vài cách diễn đạt, được sắp xếp theo mức độ trang trọng tăng dần:
5. お目にかかることを楽しみにしております
(O-me ni kakaru koto wo tanoshimi ni shiteorimasu)
Đây đơn giản là một cách thể hiện lịch sự, rằng: “Tôi mong được gặp bạn”. Câu này đặc biệt hữu dụng trong trao đổi thư tín thương mại với những đối tác bạn chưa từng gặp. Trong trường hợp bạn đang phải hạ mình hoặc đang đưa ra lời thỉnh cầu, câu này giúp cho lá thư nghe có vẻ thân thiện mà không bị vượt ngưỡng thiếu trang trọng.
4. まことに勝手ではございますが ~
(Makoto ni katte de wa gozaimasu ga ~)
Nếu bạn cần thông báo một vấn đề hoặc đưa tuyên bố cuối cùng, câu nói này thể hiện một sự đáng tiếc đối với quyết định mà bạn không thể (hoặc sẽ không) thay đổi. Nó có thể dùng được trong cả văn viết và văn nói, được dịch là “Tôi biết đây là một đòi hỏi hơi quá, nhưng …”.
Ví dụ, trong trường hợp bị ốm nên không thể đi làm, bạn hoàn toàn có thể sử dụng mẫu câu này để làm cách nói mào đầu, dẫn dắt: まことに勝手ではございますが ~
3. ~ できかねます/分かりかねます
(~ dekikanemasu / wakarikanemasu)
Động từ kaneru là cách tuyệt vời để thể hiện sự từ chối theo một cách ít tiêu cực. Hai cách sử dụng phổ biến nhất là của nó là ‘Tôi không thể…’ và ‘Tôi không thể chắc chắn…’. Bạn sử dụng cách nói thứ hai nếu bạn cần phải trì hoãn thời gian hoặc phải yêu cầu xác nhận từ người khác trước khi đưa ra một câu trả lời chắc chắn cho người đối thoại.
2. 恐縮ですが ~
(Kyoushuku desu ga ~)
Đây là một cụm từ hữu ích khi bạn muốn đặt một câu hỏi hoặc muốn có một lời giải thích sâu hơn. Nó sẽ tương đương nghĩa với ‘Xin thứ lỗi, nhưng …’.
Ví dụ: Trong trường hợp bạn muốn hỏi xác nhận lại thông tin vừa nghe, hỏi lại hạn nộp báo cáo chẳng hạn, bạn có thể dùng: “ 恐縮ですが~”
1. お言葉ですが ~
(O-kotoba desu ga ~)
Câu này thường sử dụng trong văn nói, chứ không dùng trong soạn thảo văn bản, có nghĩa là ‘Xin lỗi, nhưng tôi không đồng ý’. Nó thực tế có tác dụng mạnh trong việc nêu quan điểm, đủ khiến cả phòng họp bỗng chốc im bặt.
Ví dụ: お言葉ですが, 私は賛成できません。
(Xin lỗi nhưng tôi không thể đồng ý với bạn được)
Theo Chiara Terzuolo