Thứ Năm, Tháng Bảy 3, 2025
360° Nhật Bản
  • Trang chủ
  • Tin Hot
  • Nhật Bản
  • Văn Hóa Du Lịch
    • Văn hóa Nhật Bản
    • Du lịch Nhật Bản
    • Ẩm thực Nhật Bản
  • Cuộc Sống
    • Quyền lợi và nghĩa vụ người Việt tại Nhật
    • Sinh hoạt thường nhật
    • Đồ ăn Việt tại Nhật
    • Tiện ích hàng ngày
    • Thuốc và sức khỏe
    • Đăng ký Mạng & Điện Thoại
  • Cộng đồng Việt
    • Tu nghiệp sinh
    • Tư vấn hỗ trợ
    • Thủ tục – Giấy tờ
    • Thuế – Bảo hiểm – Visa
    • Xin việc làm thêm (Baito)
    • Xin việc tại Nhật
    • Tin người Việt tại Nhật
  • Du Học
    • Thông tin du học
    • Thông tin hội thảo – Học bổng
    • Hồ sơ du học
    • Chia sẻ trải nghiệm
  • Tài liệu
    • Tài liệu N4 & N5
    • Tài liệu N3
      • Ngữ pháp N3
      • Từ vựng – Kanji N3
    • Tài liệu N2
      • Ngữ pháp N2
      • Từ vựng – Kanji N2
    • Tài liệu N1
      • Ngữ pháp N1
      • Từ vựng – Kanji N1
    • Phim Nhật
    • Tiếng Nhật theo chủ đề
    • Các kỳ thi tại Nhật
    • Báo chí Nhật Bản
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Tin Hot
  • Nhật Bản
  • Văn Hóa Du Lịch
    • Văn hóa Nhật Bản
    • Du lịch Nhật Bản
    • Ẩm thực Nhật Bản
  • Cuộc Sống
    • Quyền lợi và nghĩa vụ người Việt tại Nhật
    • Sinh hoạt thường nhật
    • Đồ ăn Việt tại Nhật
    • Tiện ích hàng ngày
    • Thuốc và sức khỏe
    • Đăng ký Mạng & Điện Thoại
  • Cộng đồng Việt
    • Tu nghiệp sinh
    • Tư vấn hỗ trợ
    • Thủ tục – Giấy tờ
    • Thuế – Bảo hiểm – Visa
    • Xin việc làm thêm (Baito)
    • Xin việc tại Nhật
    • Tin người Việt tại Nhật
  • Du Học
    • Thông tin du học
    • Thông tin hội thảo – Học bổng
    • Hồ sơ du học
    • Chia sẻ trải nghiệm
  • Tài liệu
    • Tài liệu N4 & N5
    • Tài liệu N3
      • Ngữ pháp N3
      • Từ vựng – Kanji N3
    • Tài liệu N2
      • Ngữ pháp N2
      • Từ vựng – Kanji N2
    • Tài liệu N1
      • Ngữ pháp N1
      • Từ vựng – Kanji N1
    • Phim Nhật
    • Tiếng Nhật theo chủ đề
    • Các kỳ thi tại Nhật
    • Báo chí Nhật Bản
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
360° Nhật Bản
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm

Cuộc Sống » Đăng ký Mạng & Điện Thoại » Kinh nghiệm mua điện thoại với giá tốt nhất ở Nhật

Kinh nghiệm mua điện thoại với giá tốt nhất ở Nhật

Trong Cuộc Sống, Đăng ký Mạng & Điện Thoại
Mua điện thoại với giá rẻ ở nhật https://360nhatban.net
Share on FacebookShare on Twitter

Có thểbạn thích

Top 5 loại bỉm của nhật tốt nhật hiện nay

Sữa bột của Nhật dành cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi

Tảo Nhật Bản

Xe đạp trợ lực Nhật Bản

Tổng hợp các loại bột làm bánh của Nhật năm 2022

Đăng ký điện thoại với giá tốt nhất ở Nhật

Hãy đọc để tự tìm cho mình cách để trả tiền cước phí cho đúng những gì bạn dùng, không nhiều hơn.Các từ thông dụng có chữ kanji và phiên âm đi kèm, để các bạn có thể sử dụng trong trường hợp cần.Nên nhớ chỉ trả phí với những gì mình cần dùng,không trả với những khoản ko cần thiết!

Trong số các nhu yếu phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày và mất tiền hàng tháng như tiền ăn uống, điện nước ga, tiền nhà, xăng xe hoặc vé tháng xe buýt tàu điện… thì tiền điện thoại, nếu không được quản lý rõ ràng cụ thể, có thể sẽ là thứ tiền bị “ngốn” lãng phí nhất trong ngân sách chi tiêu của bạn. Với rào cản về tiếng Nhật, và đặc biệt là với hệ thống quy định hợp đồng lắt léo của các nhà mạng mà đến người Nhật nghe giải thích cũng thấy lằng nhằng, nhân viên cửa hàng bán điện thoại cũng nhầm lẫn, không ít người đã phải chấp nhận tình trạng “anh thu bao nhiêu tôi trả bấy nhiêu” và chịu thiệt thòi trong suốt thời gian sử dụng thứ nhu yếu phẩm xa xỉ nhưng “không dùng thì không xong” này.

TÌM HIỂU THÊM VỀ: Những điều cần biết khi đăng ký điện thoại ở Nhật

Là một người đã có kinh nghiệm trên dưới chục lần đi làm điện thoại cho mình hay cho các senpai, kohai hay bạn bè, mỗi lần từ một đến vài người, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm Đăng ký điện thoại với giá tốt nhất ở Nhật những điều mà mình biết về việc sử dụng điện thoại di động và những bí quyết – phổ biến hoặc không phổ biến – để giảm thiểu tối đa có thể những chi phí bạn phải trả cho những dịch vụ mà bạn dùng. (Đừng hiểu nhầm nhé, tôi dẫn bạn bè đi mua điện thoại không bao giờ có công cán gì cả, và cũng không phải là công việc tôi phải làm. Tôi là senpai, kohai hoặc bạn bè, không phải “cò” điện thoại)

Có mua hay không?

Chắc hẳn trước khi sang Nhật đã có nhiều bạn nghĩ rằng, cứ đem điện thoại sang rồi mua sim lắp vào là gọi được. Tuy nhiên có một điều mà nhiều người Nhật cũng không biết, đó là: Các thiết bị thu phát sóng điện thoại của nước ngoài (không có tem chứng nhận thích hợp kỹ thuật), ngoại trừ trường hợp sử dụng dịch vụ roaming (chuyển vùng quốc tế) của nước khác, nếu đem sử dụng để thu phát sóng tại Nhật sẽ bị coi là phạm pháp .
Vì thế bạn không nên nghĩ đến chuyện mang điện thoại từ Việt Nam sang để lắp sim vào dùng, cho dù điện thoại của bạn là phiên bản quốc tế. Chính sách “đóng” đối với truyền thông quốc tế (điện thoại Nhật không dùng được ở nước khác, điện thoại nước khác không dùng được ở Nhật) này từ lâu đã bị nhiều cộng đồng người dùng trong nước cũng như quốc tế phản đối, nhưng đến nay vẫn chưa được thay đổi.

Tem chứng nhận thích hợp kỹ thuật do Bộ Nội vụ và Truyền thông ban hành và quy định trong Bộ luật Sóng điện từ
Tem chứng nhận thích hợp kỹ thuật do Bộ Nội vụ và Truyền thông ban hành và quy định trong Bộ luật Sóng điện từ.

Nếu bạn có điện thoại mua tại Nhật (do đã từng ở Nhật hoặc đã từng có bạn bè, người quen… ở Nhật) nhưng hiện không có sim, bạn có thể đăng ký tài khoản mới, và lắp sim vào điện thoại để sử dụng mà không vi phạm pháp luật (持ち込み新規契約 – もちこみしんきけいやく). Tuy nhiên nếu chọn cách này, thường bạn sẽ không nhận được bất cứ loại hình khuyến mãi nào, và số tiền điện thoại phải trả thậm chí có thể sẽ đắt hơn so với nếu bạn mua mới điện thoại.
Vì thế nên đối với câu hỏi “Sang Nhật có mua điện thoại mới hay không”, câu trả lời hầu như luôn luôn là “Có”.
Đầu tiên để có những kiến thức cơ bản nhất về việc đăng ký mới thuê bao điện thoại (新規契約 – しんきけいやく) các bạn tham khảo :Những điều cần biết khi đăng ký điện thoại ở Nhật
Sau đó các bạn hãy đọc tiếp.

Mua khi nào?

(1) Tốt nhất hãy đăng ký mua điện thoại mới vào tháng 4.Thời điểm tháng 4 thực sự là thời điểm thích hợp nhất để đăng ký điện thoại mới ở Nhật. Do thời gian này là thời gian bắt đầu năm tài chính mới, và quan trọng hơn là bắt đầu năm học mới, nên lượng người đăng ký điện thoại mới trong thời điểm này cũng nhiều, và các hãng điện thoại cũng như hãng cung cấp dịch vụ điện thoại ở Nhật thường tranh thủ thời gian này để đưa ra những khuyến mại cho sinh viên (学割 – がくわり), ra các mẫu điện thoại mới và giảm giá hay tăng khuyến mãi cho những mẫu điện thoại cũ hơn. Do đó nếu làm điện thoại vào khoảng thời gian này (từ đầu tháng đến khoảng 20-25/4 tùy hãng điện thoại) bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi về giá cước, hay có nhiều lựa chọn hơn về các mẫu điện thoại rẻ hoặc điện thoại mới ra mắt hơn hẳn những tháng khác.

(2) Hoặc nếu không, hãy đăng ký mua điện thoại vào tháng 10.Tuy không có nhiều chương trình khuyến mãi bằng so với tháng 4, nhưng thời gian này do một số hãng điện thoại thường ra mắt các mẫu điện thoại mới, nên đây là lúc thích hợp để các bạn tìm kiếm những chiếc điện thoại mà đã có mặt từ lâu trên thị trường – đồng nghĩa với việc chúng sẽ được giảm giá khá mạnh – trước khi những mẫu điện thoại này hết hàng trong kho và biến mất hoàn toàn trên thị trường. Có thể nếu làm cách này điện thoại của bạn sẽ không thực sự hợp thời trang hay sành điệu như những mẫu điện thoại mới khác, nhưng ít ra bạn cũng sẽ có được một chiếc điện thoại có tính năng và chất lượng tốt với giá mềm hơn.

Mua ở đâu?

Một bí quyết cực kỳ quan trọng mà tôi đã nhận ra sau nhiều lần đi làm điện thoại di động:

(3) “Đừng đánh giá quá cao những cửa hàng ở những khu phố lớn, và càng đừng đánh giá thấp những cửa hàng ở những khu phố nhỏ”.
Lý do lớn nhất của việc này là, “Các chương trình khuyến mại (キャンペーン) giảm giá điện thoại hay giảm giá gói cước có thể thay đổi từng ngày, khác nhau tùy từng mẫu điện thoại, tùy từng cửa hàng, thậm chí khác nhau tùy tâm trạng của ông cửa hàng trưởng”.
Để kiểm chứng điều này tốt nhất bạn nên đi nhiều cửa hàng điện thoại khác nhau ở nhiều nơi khác nhau để thử, và tôi cũng khuyên bạn nên làm như vậy bởi bỏ ra vài ngày đi tìm cửa hàng đôi khi bạn có thể tiết kiệm cho mình 10 000 đến 50 000 yên tiền điện thoại trong 2 năm sử dụng. Hãy thử đến những cửa hàng ở khu phố lớn, những cửa hàng ở khu phố nhỏ, nhưng có thể tốt hơn là chỉ đến những cửa hàng lớn (có diện tích mặt bằng lớn, trưng bày nhiều model điện thoại).

Những shop đăng ký điện thoại có rất nhiều ở các phố lớn tại Nhật Bản Một ví dụ rõ ràng nhất là, vừa cách đây không lâu, bạn tôi đi hỏi giá điện thoại ở Yodoyabashi Camera – một nơi có thể nói là thiên đường đồ điện máy của Osaka – và nhận được thông tin về các gói cước với khuyến mãi giảm giá rất “bèo”, dẫn đến tiền điện thoại hàng tháng (tính từ tháng thứ hai) đắt gần gấp đôi so với giá điện thoại mà trước đó vài hôm tôi vừa đi làm cho người bạn khác ở cửa hàng ở phố huyện gần nhà. Sau vài lần tìm hiểu giá ở một số cửa hàng khác nhau ở gần nhà và gần trường tôi đã biết được rằng các cửa hàng có các chính sách giảm giá khác nhau, nhưng không ngờ sự khác biệt lại lớn đến như vậy. Về điều này, tôi nghi ngờ là tùy vào số lượng tồn kho các loại máy của từng cửa hàng, máy nào tồn càng nhiều thì giảm giá càng nhiều – điều này cũng ăn khớp logic với việc các máy mới ra chưa được 6 tháng thì chính sách khuyến mại của các cửa hàng với loại máy đó đều không khác nhau là bao.

Vì thế nên đừng cất công lặn lội đi đến các cửa hàng thật lớn, thật nổi tiếng để làm điện thoại chỉ để mang về một cái điện thoại với giá đắt hơn hẳn. Hãy luôn nhớ rằng chi phí mặt bằng và vận hành một cửa hàng lớn là vô cùng lớn ở Nhật, và chi phí đó sẽ bị phản ánh vào giá tiền sản phầm bạn mua – như vậy cửa hàng càng lớn thì tiền bạn phải trả để giúp cửa hàng đó thắp đèn, bật điều hòa, thuê nhân viên… là càng lớn và giá thành sản phẩm bạn mua sẽ đắt hơn.

Mua để làm gì?

Ở đây tôi xin không nói đến những chức năng “giá trị gia tăng” của điện thoại như nghe nhạc, chụp ảnh, hay ném chó, nhúng lẩu, v.v… mà xin chỉ nói đến những chức năng liên quan đến sóng điện thoại (電波 – でんぱ)- tức là những chức năng bạn sẽ phải mất tiền mới sử dụng được.

a. Chức năng thông thoại (通話 – つうわ)

Rõ ràng chức năng đầu tiên mà chúng ta muốn chiếc điện thoại của mình làm được là phải nghe gọi và nhắn tin được. Nếu là một người hoàn toàn chỉ dùng điện thoại với những mục đích này, thì tiền điện thoại hàng tháng của bạn (tính từ tháng thứ hai), tùy cách chọn mạng, chọn điện thoại và chọn cửa hàng, có thể rẻ đến mức chỉ còn dưới 2000 yên/tháng (vào thời điểm viết bài).

Đầu tiên để biết những điều cơ bản về cách tính tiền thông thoại ở Nhật bạn có thể tham khảo tại bài viết này.

Còn để tiết kiệm tiền cho khoản này, thì thực ra, đối với mức phí phải trả cho việc nghe gọi, thường các bạn không phải suy nghĩ nhiều bởi mỗi hãng chỉ có 1-2 gói cước、 cho những người gọi ngoại mạng đặc biệt ít và người gọi ngoại mạng đặc biệt nhiều.

TÌM HIỂU THÊM VỀ: Những điều cần biết khi đăng ký điện thoại ở Nhật

(4) Hãy xác định rõ (những) đối tượng mà bạn sẽ gọi điện thoại cho nhiều nhất để chọn lựa mạng và chọn lựa giữa các gói cước này. Tôi thường chọn gói cước “miễn phí gọi nội mạng” của mạng điện thoại sao cho có nhiều bạn bè của mình cùng mạng với mình nhất, như thế sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền điện thoại.

Ngoài ra, cách thứ hai để giảm thiểu số tiền này là

(5) đăng ký 学割 – có nghĩa là khuyến mại dành cho học sinh sinh viên. Để được nhận khuyến mại này bạn phải có thẻ học sinh còn hạn sử dụng và phải đăng ký điện thoại vào khoảng tháng 4 khi hãng điện thoại đó đang có chương trình khuyến mãi này. Thường nếu là học sinh các bạn sẽ được miễn phần phí sử dụng nghe gọi cơ bản (基本使用料金 – きほんしようりょうきん). Vì thế nếu có thẻ học sinh, sinh viên thì nhớ mang theo khi đi làm điện thoại, và nếu quên thì đừng lười về lấy và tặc lưỡi “có hộ chiếu với thẻ lưu trú thôi cũng làm được mà”, bởi vì số tiền bạn tiết kiệm được nếu có thẻ học sinh sinh viên thường sẽ vào khoảng trên 20 000 yên cho đến 40 000 yên (trong 2 năm).

Cách thứ ba để giảm tiền điện thoại là – như một số bạn hẳn đã quen thuộc từ khi còn ở Việt Nam – đó là

(6) tận dụng Internet để gọi Viber, LINE, WhatsApp hay FaceTime. Tuy nhiên kể cả nếu bạn đã là “chuyên gia” trong “lĩnh vực” này kể từ khi ở Việt Nam, khi sang Nhật bạn cũng nên suy nghĩ thật kỹ, bởi thứ nhất là tiền đăng ký Internet điện thoại (3G/4G LTE) ở Nhật đắt hơn nhiều so với tiền điện thoại (tuy rằng bạn cũng có thể giảm bớt số tiền này theo cách mà tôi sẽ trình bày ở dưới), và thứ hai, ở Nhật không có những quán cafe wifi như ở Việt Nam, và các mạng wifi free ở trường ĐH hay sân bay thì có thể giới hạn không cho người dùng gọi thoại qua Internet.

Đọc tiếp phần 2 :Kinh nghiệm mua điện thoại với giá tốt nhất ở Nhật

 

Tags: kinh nghiệm mua điện thoại ở Nhậtmua điện thoại giá rẻ ở Nhật
Share1Tweet

Có thể bạn chưa biết

Sinh hoạt thường nhật

Top 5 loại bỉm của nhật tốt nhật hiện nay

Sinh hoạt thường nhật

Sữa bột của Nhật dành cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi

Thuốc và sức khỏe

Tảo Nhật Bản

Tiện ích hàng ngày

Xe đạp trợ lực Nhật Bản

Sinh hoạt thường nhật

Tổng hợp các loại bột làm bánh của Nhật năm 2022

Thuốc và sức khỏe

Top kem chống nắng của Nhật tốt nhất năm 2023

Sinh hoạt thường nhật

Top 10 BB cream của Nhật tốt nhất

Sinh hoạt thường nhật

Top 5 kem dưỡng trắng da body của Nhật tốt nhất 2021

Tiện ích hàng ngày

Mua mỹ phẩm The ordinary ở nhật

Bài tiếp theo

Kinh nghiệm mua điện thoại với giá tốt nhất ở Nhật (Phần 2)

Hướng dẫn chuyển mạng điện thoại ở Nhật Bản

Hướng dẫn mua iPhone trên Appstore Nhật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fanpage 360° Nhật Bản

360 Nhật Bản

Topics

bột gạo nếp ở nhậtbột gạo ở nhậtbột làm bánh trôi ở nhậtbột làm bánh ở nhậtbột làm trân châubột mì ở nhậtbột năng ở nhậtBột nếp Nhậtbột nở ở nhậtchứng nhận tư cách lưu trúcuộc sống nhật bảndu học nhật bảndu học sinh nhật bảndu lịch nhật bảngiao thông nhật bảngiáo dục nhật bảngái nhậthoa anh đàoJlpt N4Kem chống nắng của Nhậtkem chống nắng hiệu quả nhấtkem chống nắng nhật bảnkem dưỡng da nhật bảnKem dưỡng trắng da của Nhậtkem trị mụn của Nhậtlễ hội nhật bảnngữ pháp N3ngữ pháp n4nhật bảnsữa rửa mặtSữa rửa mặt của Nhậtsữa rửa mặt nhật bảntop kem chống nắngtu nghiệp sinhTừ vựng - kanji N1Từ vựng - kanji N2từ vựng tiếng nhật theo chủ đềvăn hóa nhật bảnxin visa nhật bảnxin visa vĩnh trú ở NhậtXuất Khẩu lao động Nhật Bảny tế nhật bảnđăng ký điện thoại ở nhậtẩm thực nhật bản花粉症

Chuyên mục

  • Ẩm thực Nhật Bản
  • Báo chí Nhật Bản
  • Các kỳ thi tại Nhật
  • Chia sẻ trải nghiệm
  • Cộng đồng Việt
  • Cuộc Sống
  • Đăng ký Mạng & Điện Thoại
  • Dịch Virus corona| COVID-19
  • Đồ ăn Việt tại Nhật
  • Du Học
  • Du lịch Nhật Bản
  • Hồ sơ du học
  • Ngữ pháp N1
  • Ngữ pháp N2
  • Ngữ pháp N3
  • Ngữ pháp N3 tổng hợp
  • Nhạc Nhật Bản
  • Nhật Bản
  • Phim Nhật
  • Quyền lợi và nghĩa vụ người Việt tại Nhật
  • Sinh hoạt thường nhật
  • Tài liệu
  • Tài liệu N1
  • Tài liệu N2
  • Tài liệu N3
  • Tài liệu N4 & N5
  • Thông tin du học
  • Thông tin hội thảo – Học bổng
  • Thủ tục – Giấy tờ
  • Thuế – Bảo hiểm – Visa
  • Thuốc và sức khỏe
  • Tiện ích hàng ngày
  • Tiếng Nhật theo chủ đề
  • Tin Hot
  • Tin người Việt tại Nhật
  • Tu nghiệp sinh
  • Tư vấn hỗ trợ
  • Từ vựng – Kanji N1
  • Từ vựng – Kanji N2
  • Từ vựng – Kanji N3
  • Văn Hóa Du Lịch
  • Văn hóa Nhật Bản
  • VLOG
  • Xin việc làm thêm (Baito)
  • Xin việc tại Nhật

Tin nhiều người xem

Hướng dẫn xem kết quả xổ số Nhật Bản

Tổng hợp ngữ pháp N3 (123 mẫu câu có giải nghĩa bằng tiếng Việt)

Tổng hợp ngữ pháp N4 (Có giải nghĩa đầy đủ và chi tiết nhất)

Bột làm bánh ở nhật

Mua bột làm bánh ở Nhật

Tìm kiếm

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm

Tin nên đọc

Top 5 loại bỉm của nhật tốt nhật hiện nay

Sữa bột của Nhật dành cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi

Cách tính điểm xin visa vĩnh trú tại Nhật Bản

Cổng thông tin điện tử phi lợi nhuận 360 độ Nhật Bản, tổng hợp những thông tin về văn hóa Nhật Bản, du lịch nhật bản, ẩm thực Nhật Bản và những câu chuyện xoay quanh cuộc sống của người Việt Nam tại Nhật. Chia sẻ những kinh nghiệm quý giá trong công cuộc tìm kiếm tương lai tại đất nước mặt trời mọc.

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Tin Hot
  • Nhật Bản
  • Văn Hóa Du Lịch
    • Văn hóa Nhật Bản
    • Du lịch Nhật Bản
    • Ẩm thực Nhật Bản
  • Cuộc Sống
    • Quyền lợi và nghĩa vụ người Việt tại Nhật
    • Sinh hoạt thường nhật
    • Đồ ăn Việt tại Nhật
    • Tiện ích hàng ngày
    • Thuốc và sức khỏe
    • Đăng ký Mạng & Điện Thoại
  • Cộng đồng Việt
    • Tu nghiệp sinh
    • Tư vấn hỗ trợ
    • Thủ tục – Giấy tờ
    • Thuế – Bảo hiểm – Visa
    • Xin việc làm thêm (Baito)
    • Xin việc tại Nhật
    • Tin người Việt tại Nhật
  • Du Học
    • Thông tin du học
    • Thông tin hội thảo – Học bổng
    • Hồ sơ du học
    • Chia sẻ trải nghiệm
  • Tài liệu
    • Tài liệu N4 & N5
    • Tài liệu N3
      • Ngữ pháp N3
      • Từ vựng – Kanji N3
    • Tài liệu N2
      • Ngữ pháp N2
      • Từ vựng – Kanji N2
    • Tài liệu N1
      • Ngữ pháp N1
      • Từ vựng – Kanji N1
    • Phim Nhật
    • Tiếng Nhật theo chủ đề
    • Các kỳ thi tại Nhật
    • Báo chí Nhật Bản

Bản Quyền Thuộc Về 360 độ Nhật Bản Nghiêm cấm mọi hành vi Copy hay repost